Tường thuật trực tiếp Chuyên đề 2: Công trình Xanh/Bất động sản nghỉ dưỡng

17h05:THẢO LUẬN PHIÊN 2

Phiên thảo luận về Phát triển bất động sản nghỉ dưỡng - "Nhanh và Bền vững"do Nhà báo Lê Thanh Lương, Trưởng ban điện tử Tạp chíNgày Nay điều phối.

Thành phần tham dự gồm: Ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch HĐQT CEO Group; Ông Lương Hoài Nam – Phó Tổng giám đốc Vietstar Airline; Ông Nguyễn Xuân Hoạt – Trưởng phòng Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Sở Xây dựng Khánh Hòa; Ông Đỗ Chí Hiếu- Giám đốc đầu tư lĩnh vực Bất động sản Tập đoàn Vina Capital.

- Nhà báo Lê Thanh Lương: Hiện tại, vấn đề pháp lý khiến phân khúc Condotel gặp rất khó khăn. Nói như đại diện Vina Capital, điều khó khăn hơn nữa là việc vận hành các sản phẩm bất động sảndu lịch, nghỉ dưỡng. Ví dụ như Cocobay khi hoàn thành sẽ vận hành 5000 căn hộ khách sạn, chủ đầu tư tự vận hành, thay vì thuê đơn vị quản lý.

Liệu chúng ta tự vận hành có phát huy được hết tính năng của sản phẩm không? Nếu không vận hành tốt sẽ khôngđảm bảo những điều hứa hẹn với chủ đầu tư? Anh Đoàn Văn Bình thuê đơn vị chuyên nghiệp hay tự vận hành?

- Ông Đoàn Văn Bình: Chúng tôi mong muốn sẽ áp dụng thương hiệu quản lý hàng đầu thế giớiđể song hành với chúng tôi. Các chuyên gia chúng ta sáng đã nói rất nhiều để sao để du lịch Việt Namphát triển. Du lịch là 1 trong 3 lĩnh vực có khả năng triển khai khả thi nhất để mang lại nguồn thu cho đất nước, phát triển kinh tế xã hội.Để làm được nên kết hợp với các thương hiệu hàng đầu thế giới, chúng tôi đang làm như vậy.

- Nhà báo Lê Thanh Lương:Làm sao để các ông chủ hàng không có thể kết nối với các doanh nghiệp bất động sảnnghỉ dưỡng để phát triển cả bất động sảnvà du lịch?

- Ông Lương Hoài Nam: Việc kết nối đồng bộ, cộng hưởng giữa hàng không và khách sạn là rất quan trọng. Theo quan sát cá nhân của tôi, sự hợp lực giữa hàng không và du lịch vẫn còn khó khăn. Khi nói ra bài toán giảm giá thì chưa tìm được tiếng nói chung. Tất nhiên vẫn có một số hãng hàng không chủ động xây dựng được vì cộng đồng, kết nối với khách sạn. Cũng có khách sạn mua luôn các chuyến bay đóng gói được với khách sạn của họ. Tuy nhiên, trên mặt bằng tổng thế quốc gia thì thực sự thấy chưa làm được.

- Nhà báo Lê Thanh Lương:Tôi có đọc được thông tin Khánh Hoà có cấp sổ Hồng cho condotel, thông tin này có chính xác không thưa ông?

- Ông Nguyễn Xuân Hoạt: Chủ trương này UBND tỉnh Khánh Hoà đã họp nhiều phiên, quan điểm là Ủy ban đang tìm nhiều hướng có thể vận dụng để cấp phép. Condotel là tài sản. Quyền sử dụng đất lại xem xét ở lĩnh vực khác. Căn hộ khách sạnphải được xem là 1 tài sản nên định hướng là phải cấp quyền sở hữu.

Khánh Hoà đã có 1 vài dự án đã được cấp rồi. Khánh Hòacó câu chuyện các địa phương không có là điều chỉnh quy hoạch cục bộ cho khu vực đó. Khi có quy hoạchchung rồi thì có điều chỉnh quy hoạchchi tiết. Từ đấtở khônghình thành đơn vị ở thì rất mơ hồ nhưng tinh thần cuộc sống đòi hỏi đặt ra. Thật ra mà nói động cơ không có gì, vấn đề là thực tế đòi hỏi. Khi đó giá trị sản phẩm tăng lên vô cùng và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư thứ cấp.

- Ông Lương Hoài Nam:Thực ra bất động sản nghỉ dưỡng là vấn đề mới nên pháp luật cũng cần có thời gian để hoàn thiện. Điều rất quan trọng coi Condotel như nhà ở hay là cơ sở lưu trú khách sạn? Vấn đề chẳng qua là cơ chế. Gần đây chúng tôi được biết có thông tư hướng dẫn nghị định 01, trong đó có đề cập tới Condotel. Tôi nghĩ đây là bước đột phá. Tựu chung lại, Condotel là 1 tài sản. Các luật cho phép tài sản thì được chuyển nhượng. Cơ sở pháp luật đã rõ nhưng chưa có nghị định thông tư chi tiết nên khách hàng còn lúng túng.

- Nhà báo Lê Thanh Lương:Condotel được Bộ Xây dựng công nhận là một mặt hàng kinh doanh. Ông đánh giá như thế nào về sản phẩm này?

- Ông Nguyễn Trần Nam: Lãnh đạo Khánh Hòa đã có tư tưởng mới, mạnh dạn về Condotel. Trong câu chuyện này, tôi được biết là lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ cũng đang quan tâm vấn đề này. Quan điểm của Bộ Xây dựng là ủng hộ, sau đó hầu hết các bộ như Tài chính, TNMT, Ngân hàng Nhà nước… thống nhất công nhận nó là một loại hàng hóa trên thị trường.

Thực tế, Condotel là loại hình trung gian nên nếu coi nó là một loại hàng hóa thì cần có những thiết kế như thế nào về cầu thang, diện tích phòng hay một tiêu chí nào đó…

Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng đưa Condotel là một loại hàng hóa. Như thế để nói rằng, áp dụng luật thì chúng ta đã có loại hình này rồi chỉ là cách quản lý, thiết kế,… Công nhận sản phẩm này thì sẽ đưa ra được những thuận lợi cũng như có thể kiểm soát được vấn đề này.

- Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tếQuốc hội: Tôi là Phó Ban Biên tập Hiến pháp 2013, trong đó có điều luật quy định về quyền tự do kinh doanh các ngành nghề không vi phạm pháp luật. Điều 14 Hiến pháp quy định chỉ có luật được hạn chế việc tự do kinh doanh đó vì lí do quốc phóng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn sức khoẻ.

Trong kinh doanh phải sáng tạo không ngừng. Condotel là một sản phầm sáng tạo.

Thứ 2, vấn đề cấp giấy sổ hồng trong Quốc hộicó tranh luận đã đi tới quyết định cấp giấy quyền sử dụng đất là bắt buộc, để chứng nhận là người sử dụng.

Tôi mua cáiđó không có nghĩa tôi không có quyền sở hữu. Luật Nhà ở quy định tôi là người sở hữu, tôi có quyền chuyển nhượng. Tôi mua căn hộ không quan tâm lắm quyền sử dụng đất. Tôi quan tâm diện tích căn hộ để cần chuyển nhượng hay bán đi. Chỗ này chính là các bộ và UBND các cấp phải vận dụng, nên bán sát và gửi kiến nghị lên Quốc hội.

- Nhà báo Lê Thanh Lương:Ngoài hành lang pháp lý chưa hoàn thiện thì có yếu tố nào hạn chế việc phát triển Condotel? Bên cạnh đó, những vấn đề rủi ro cần nhìn nhận như thế nào khi đầu tư Condotel nếu xảy ra “bong bóng" bất động sản?

- Ông Đỗ Chí Hiếu: Xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng như tôi đã nói chính là đầu tư giá trị và đầu tư dòng tiền. Tôi hoàn toàn đồng ý chuyện cam kết doanh nghiệp chính là có giá trị rất lâu về thương hiệu, kinh tế. Và liên quan đến chuẩn mực hạch toán về kế toán, kiểm toán thì đó là câu chuyện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Chúng ta đầu tư vào một doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó có sản phẩm Condotel theo chúng tôi nhìn nhận đó là một hình thức có thể xảy ra rủi ro vì lợi nhuận cao cũng sẽ đi kèm theo với những rủi ro. Nhà đầu tư cần suy nghĩ kỹ trước khi đầu tư.

- Ông Lương Hoài Nam: Chuyện rủi ro thì liên quan đến ràng buộc pháp lý. Rủi ro cần nằm trên pháp lý bất động sản của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tôi nghĩ là trong mô hình Condotel khi được hỗ trợ phát triển thì doanh nghiệp cần có uy tín, khẳng định thương hiệu và cần trung thực với nhà đầu tư. Thực sự Condotel bây giờ gặp khó khăn nhất vẫn là vấn đề sổ đỏ. Có nghĩa là tài sản nào cần phải có sổ đỏ, có giấy chứng nhận còn sử dụng dưới hình thức nào thì cần phải có sự quản lý.

- Ông Nguyễn Trần Nam:Thứ nhất, Condotel cũng như nhiều thứ khác chúng ta chẳng có sáng tạo, chỉ đi cóp của nước khác về, mặc dù nó mới, đó là những cái hay là mình mang về. Rõ ràng, chúng ta du nhập từ các nước xung quanh về, nó có hiệu quả đã được chứng minh và Khánh Hòa đã làm được điều đó.

Thứ hai là tại sao câu chuyện này phải bàn, phải có kiến nghị. Phải nói là theo thỏa thuận dân sự thì chúng ta có quyền, hai bên thỏa thuận với nhau là được. Tuy nhiên, thực tế là thỏa thuận bán cho nhau không can thiệp nhưng bảo cấp sổ đỏ là không cấp. Công chức chỉ được phép làm nhữnggì luật pháp cho phép nên pháp luật chưa có thì làm sao họ dám cấp sổ đỏ cho Condotel nên Khánh Hòa phải gọi đó là “đất ở không cung cấp đơn vị ở”. Thế nên, mua bán là chuyện của các bên, rủi ro là do các bên phải chịu.

Tỷ lệ lợi nhuận quá cao so với thực tế nên mới có khuyến khích hãy là người tiêu dùng thông minh. Tóm lại là phải đưa vào nghị định, đưa vào luật thì mới có nguyên tắc mua bán, hợp đồng mua bán, hợp đồng chủ sở hữu nếu cho thuê với cam kết8-12%/năm… Thế nên theo tôi, người tiêu dùng nên chọn những doanh nghiệp lớn, đã có uy tín, còn với doanh nghiệp nhỏ thì phải xem xét, phải tính toán câu chuyện cam kết.

Tóm lại,Condotel là một mới, tân tiến, có sức hút, kênh huy động vốn tốt cho chủ đầu tư, kênh đầu từ hấp dẫn cho người có 1-2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có những ủi ro cho người tiêu dùng. Chính vì thế, chúng ta phải thông minh. Truyền thông phải có cảnh báo mặt trái, ủng hộ mặt phải.

16h45: Ông Đỗ Chí Hiếu, Giám đốc đầu tư lĩnh vực bất động sản Tập đoàn Vina Capital: FDI & Bất động sản nghỉ dưỡng

Việt Nam đang trên đà trở thành điểm đến hàng đầu khu vực về bất động sảnnghỉ dưỡng. Có lẽ đất nước talà một trong những nước trên thế giới có lượng khách tăng trường mạnh, hạ tầng tiếp tục được chú trọng phát triển. Ngoài ra, số lượng cung phòng khách sạn ở Việt Nam tăng trưởng rất cao. Vậy nên, hiệu quả đề thu hút nhà đầu tư cho lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng là rất lớn. Đặc biệt ở hai thị trường Hà Nội và TP.HCM.

Xu hướng chính của nhà đầu tư hiện nay là đầu tư những dự án giá trị, xây dựng những điểm đến có giá trị và việc khai thác đầu tư theo dòng tiền hiện nay ở Việt Nam cực kỳ cao. Các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng hấp dẫn vốn FDI hiện nay là: Khách sạn nội đô, khu nghỉ dưỡng dài hạn, dịch vụ quản lý bất động sản nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí.

Đặc biệt, đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân sự chính là hướng phát triển bền vững, có thể nói là xu hướng trong tương lai. Chúng ta nên khuyến khích người lao động nên tham gia vào lĩnh vực này. Riêng ở khu vui chơi giải trí thì rất khó tìm thấy ở Hà Nội.

Ở TP.HCM có thể tìm thấy công viên như Suối Tiên… nhưng cũng ít. Hiện nay, không chỉ đến khu nghỉ dưỡng để nghỉ mà còn tìm xem ăn gì, chơi gì. Nói thếđể có thể khẳng định rằng, lĩnh vực này đang có nhiều tiềm năng và nhu cầu như thế nào.

Theo khảo sát nghiên cứu của chúng tôi, khoảng 60% khách du lịch quốc tế sẽ đến các khu vui chơi giải trí phức hợp nếu được quảng cáo đúng. Nếu tính 500 ngàn đồng giá vé cho một lần vào, nếu nhân lên sẽ thấy giá trị lớn như thế nào. Cần làm gì để trở thành thị trường thu hút đầu tư bất động sảnnghỉ dưỡng hàng đầu khu vực thì trước hết là quy hoạch tổng thể về mặt cung cầu.

Thứ hai là đẩy mạnh quảng bá bởi mỗi khu vực, mỗi nước đều đón tiếp những lượng khách du lịch khác nhau với văn hóa khác nhau, nếu không quan tâm thì sẽ rất dễ nhàm chán cho những khu này.

Thứ ba là phát triển dịch vụ giải trí. Hãy so sánh xem Hội An đẹp như thế, được phát triển các dịch vụ nhưng nhìn sang Cố đô Huế đẹp như thế nhưng lại buồn. Đi du lịch, trẻ em lại không biết chơi ở đâu.

16h35: Ông Nguyễn Hoạt, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản , Sở Xây dựng Khánh Hòa: Bất động sản nghỉ dưỡng và kinh nghiệm phát triển

Một số kinh nghiệm phát triển:

Phê duyệt quy hoạch đồng bộ khu du lịch và đầu tư một số cơ sở hạ tầng tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh;

Quy hoạch các tuyến dọc đường Trần Phú các vị trí đất phát triển du lịch - dịch vụ;

Chủ trương di chuyển các công sở, cơ sở nhà đất của Nhà nước có vị trí thuận lợi đi nơi khác để dành quỹ đất này kêu gọi các nhà đầu tư dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng;

Phát triển đa dạng các loại bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tùy theo từng khu vực;

Khu vực thành phố Nha Trang chủ yếu phát triển căn hộ du lịch, tòa nhà hỗn hợp căn hộ du lịch kết hợp với khách sạn, khu thương mại. Đặc biệt phát triển loại hình tòa nhà bất động sản hỗn hợp ngay trong khu vực đô thị, khu dân cư hiện hữu. Đây là đặc thù của du lịch Khánh Hòa mà ít nơi nào khác có được;

Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho phép điều chỉnh quy hoạch cục bộ để chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất kinh doanh tại các khu vực quy hoạch dịch vụ thương mại sang đất ở (không hình thành đơn vị ở) là nhằm tăng giá trị sản phẩm bất động sản;

Người sở hữu bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng này không được sử dụng bất động sản du lịch làm nhà ở mà chỉ được sử dụng vào mục đích cơ sở lưu trú du lịch;

Chủ đầu tư được bán bất động sản du lịch cho khách hàng theo Luật Kinh doanh bất động sản, khách hàng ủy thác lại cho chủ đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật;

UBND tỉnh đã kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, xử phạt các dự án chậm tiến độ.

Hiện trạng:

Bất động sản nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa tham gia thị trường bất động sản tương đối sớm so với cả nước;

Hiện có rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đang triển khai xây dựng và có một số đã đưa vào khai thác kinh doanh, bao gồm căn hộ du lịch nằm trong các tòa nhà cao tầng có mục đích sử dụng hỗn hợp;

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tham gia thị trường bất động sản được khoảng 4 năm nay (từ năm 2013) và được rất nhiều các nhà đầu tư chào đón như một hiện tượng, kể cả đối với các nhà đầu tư thứ cấp;

Do đây là một loại sản phẩm bất động sản mới đối với Việt Nam, nên các văn bản pháp luật liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn căn hộ du lịch cũng như quy định về quản lý vận hành vẫn còn chưa rõ ràng, dẫn đến xảy ra những xung đột giữa chủ đầu tư và khách hàng cũng như chưa đảm bảo về an ninh trật tự, cơ chế thuế…

UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản kiến nghị với Bộ Xây dựng, Chính phủ để tháo gỡ một số nội dung vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, quản lý, vận hành đối với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng (Văn bản số 9681/UBND-XDNĐ ngày 19/10/2017 và văn bản số 391/UBND-XDNĐ ngày 31/10/2017).

Đối với các dự án có căn hộ du lịch (tập trung chủ yếu tại thành phố Nha Trang). Tính đến nay, có hơn 15 dự án liên quan đến căn hộ du lịch, với khoảng hơn 15.000 căn hộ đã, đang triển khai xây dựng, trong đó có hơn 2.000 căn đã đưa vào khai thác kinh doanh.

Đối với các dự án biệt thự nghỉ dưỡng, chủ yếu được xây dựng trên đất có mục đích sử dụng đất ở (không hình thành đơn vị ở). Các dự án này tập trung tại khu vực Bãi Dài (huyện Cam Lâm) và khu vực đảo Hòn Tre (Nha Trang), với hơn 2000 căn, trong đó đã có gần 1000 căn đã đưa vào khai thác kinh doanh.

Theo kế hoạch trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm nữa, bất động sản nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa sẽ đưa ra thị trường khoảng 17.000 sản phẩm (trong đó có 1.500 căn biệt thự và 15.500 căn hộ du lịch).

Dự đoán tình hình cung – cầu:

Bất động sản nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa trong vài năm trở lại đây đã phát triển rất mạnh, bước đầu đưa ra thị trường, được thị trường đánh giá cao, thanh khoản tốt, góp phần làm cho thị trường bất động sản thêm khởi sắc.

Về nguồncung, mặc dù số lượng sản phẩm tương đối lớn, nhưng hiện nay các vị trí trung tâm, vị trí có bãi biển đẹp (đây là điều kiện quan trọng của bất động sản nghỉ dưỡng) không còn nhiều để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng.

Trong khi đó, theo Ngân hàng thế giới, tình hình kinh tế thế giới năm 2017 và một vài năm tiếp theo sẽ diễn biến tích cực hơn năm 2016 với động lực tăng trưởng chính là Mỹ hoặc có thể thêm cả Châu Âu.

Còn ở Việt Nam, theo dự báo, tăng trưởng của Việt Nam cả năm 2017 sẽ đạt 6,5% GDP và trong ngắn hạn, trung hạn, kinh tế vẫn tiếp tục là điểm sáng của khu vực.

Ngành du lịch của Việt Nam còn tiếp tục tăng trưởng, sẽ kéo theo sự tăng trưởng của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

Do vậy trong trung hạn không có khả năng xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung.

16h05: Phiên 2: Phát triển bất động sản nghỉ dưỡng - "Nhanh và Bền vững"

Ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Vietstar Airline:Một số vấn đề về du lịch, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong tình hình mới:

Bất động sản du lịch là một mảng rất lớn trong lĩnh vực bất động sản. Một người bạn làm du lịch của tôi đã nói hai câu rằng: 10 triệu khách ít quá. Để tăng trưởng du lịch nhanh hơn thì nên miễn visa.

Có thể nói, lĩnh vực bất động sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó với nhau, có rất nhiều chính sách liên quan đến nhau. Nhận thức mới thì nói là du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế phát triển của Việt Nam. Có thể nói du lịch đáng là ngành kinh tế chiến lược. “Thà tăng một triệu du khách còn hơn hút thêm một triệu tấn dầu”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Đây là một câu nói nhận thức đúng về ngành du lịch trong bối cảnh ngành kinh tế gặp nhiều trắc trở. Các nhà lãnh đạo đã nhận ra rằng, du lịch là ngành đóng góp lớn, có thể hỗ trợ, thay thế những phần rủi ro của kinh tế. Thêm nữa, nông nghiệp cũng khó khăn trước vấn nạn lũ lụt, hạn hạn. Như vậy, tại sao là du lịch, nên là du lịch?

Theo tôi, chúng ta có tiềm năng về du lịch bao gồm thiên nhiên, văn hóa và lịch sử. Hơn nữa, so với các nước thế giới, Việt Nam đứng ở thứ hạng rất cao so với nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, mục tiêu để phát triển du lịch của chúng ta là hơn 10 triệu lượt du khách. Kéo theo đó là cơ sở lưu trú lên tới 580.000 buồng.

Tuy nhiên, vẫn có những điều trăn trở khi năm 2016, chúng ta được 10 triệu khách nhưng cũng chỉ bằng 1/3 Thái Lan và cũng cạnh tranh rất yếu với các nước khác.

Còn trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, chúng ta đang nghĩ đến câu chuyện thừa hay thiếu?

Phải nói thế này, trong 10 năm, số buồng tăng lên tới 420 nghìn buồng vào năm 2016 và theo kế hoạch thì đến năm 2020 phải lên tới 580 nghìn buồng và theo Nghị quyết 08, mục tiêu đặt ra là tăng 1,5 – 2 lần. Có thể nói, không tăng tốc đầu tư bất động sảnnghỉ dưỡng thì sẽ không đạt được mục tiêu của kế hoạch Nghị quyết 08.

Trong cuộc tranh luận về Condotel, tôi là người quan sát, nghiên cứu xin chia sẻ, căn hộ Airbnb đang rất được chào đón trên thế giới cũng giống như Condotel. Người sử dụng thường xuyên thay đổi, thời hạn lưu trú ngắn, không hình thành đơn vị ở. Có thể và vẫn cần cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất, còn gọi là sổ đỏ. Thời hạn theo thời hạn sử dụng đất.

Có thể nói, cấp sổ đỏ cho Condotel là điều kiện để tăng sự hấp dẫn, tính thanh khoản của sản phẩm và thu hút đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo tôi là nên phát triển Condotel, nó không gây hại gì cả. Condotel có thị trường, có nhiều nước thu hút đầu tư và bất động sản, trong đó có phân khúc này. Tôi nghĩ điều này tốt cho chúng ta, nên khuyến khích, tạo điều kiện thận lợi cho người nước ngoài mua và sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng nhưng quy định giá mua tối thiểu. Bởi nói cho cùng, bất động sản là thứ mà nhà đầu tư không thể đem đi được.

15h30: THẢO LUẬN PHIÊN 1

Phiên thảo luận về phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam do Nhà báo Lê Thanh Lương, Trưởng ban điện tử Tạp chíNgày Nay điều phối.

Thành phần tham dự gồm: PGS. TS. Đỗ Tú Lan, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng; Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường, Bộ Xây dựng; Bà Đỗ Ngọc Diệp, Chuyên gia Công trình Xanh Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC; Ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Capital House; Ông Nguyễn Văn Nhung, Giám đốc bán hàng Công ty TNHH LG Việt Nam.

- Nhà báo Lê Thanh Lương: Chúng ta chưa nói nhiều về góc độ người thụ hưởng Công trình Xanh. Người sử dụng không hứng thú thì rất khó bán công trình xanh cũng như rất khó để làm công trình xanh?

- PGS. TS. Đỗ Tú Lan:Tôi rất chia sẻ với ý kiến vừa rồi. Chúng tôi hiểuđược cần phải nâng cao nhận thức hiểu biết vấn đề nhận dạng, hiểu biết biết sử dụng về công trình xanh. Nhận thức từ khâu đầu tư, người sử dụng, duy trì như nào rất quan trọng. Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng như Ban điều phối Chương trình vận động phát triển Công trình xanh tại Việt Nam có sự hỗ trợ từ nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là Capital House. Chúng tôi đã tổ chức các khoá tập huấn báo chí để truyền thông để nâng cao nhận thức từ chủ đầu tư tới người sử dụng.

- Ông Nguyễn Công Thịnh: Với vị trí là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng cần hành độngtừ cách tiếp cận. Trong môi trường có 3 cấp độ giáo dục: Ngoài môi trường, trong môi trường, vì môi trường. Đối với Công trình Xanhcũng phải đi từ 3 cấp độ, tôi nghĩ với các căn hộ, dự án chung cư, chúng ta có quy chế quản lý thì tới đây phải cùng các đơn vị, ban quan lý đưa ra các chương trình tập huấn về công trình xanh từ chủ nhà tới người giúp việc…

- Nhà báo Lê Thanh Lương:Chúng ta cần luật hoá, quy định về công trình xanh không thưa ông?

- Ông Nguyễn Công Thịnh:Công trình Xanhliên quan sát sườn tới dự án chung cư, không phải vấn đề gì quá xa lạ, quá mới mà chúng ta phải lồng ghép các quy định. Tôi mong chương trình giáo dục từ mầm non trở lên đưa vào để cùng thay đổi nhận thức.

- Ông Nguyễn Văn Nhung: Hãng LG đưa ra rất nhiều sản phẩm hướng tới thân thiện với môi trường gọi là sản phẩm Xanh. Nhưng ở khâu trung gian, việc chuyển giao công nghệ với nhà tư vấn còn gặp khó khăn. Họ chưa thực sự hiểu, và chưa tâm huyết với sản phẩm. Thế nên người thiết kế, người chuyển giao công nghệ và kiến trúc sư phải thực sự có trách nhiệm chuyển giao công nghệ đến người sử dụng.

- Ông Trịnh Tùng Bách: Thực tế thì rõ ràng Công trình Xanhkhông chỉ xây xong được gọi là xanh mà phảibắt đầu từ quy hoạch, tiếp theo là vận hành nó như thế nào. Vận hành là quan trọng nhất, không biết vận hành, không phát huy được ưu điểm thì thật vô dụng. Chúng tôi nhìn lại mình, chúng tôi không truyền thông tốt. Bản thân tạo ra một Công trình Xanh chưa đủ mà phải hướng dẫn, phải có bộ cẩm nang để người dân hiểu và sử dụng được.

- Ông Nguyễn Công Thịnh: Chúng tôi thấy rằng, tỷlệ tăng thêm ban đầu của Công trình Xanh và tỷ lệ hoàn vốn sau khi công trình xong thì người bỏ vốn ra mua nhà đó chỉ mất thêm 1-5% và sẽ rất nhanh để thu hồi vốn, không hề quá đắt đỏ như mọi người vẫn nghĩ.

-Nhà báo Lê Thanh Lương:Bà đánh giá như thế nào về các trang web sẽ cung cấp cho cộng đồng những thông tin chính thống về Công trình Xanh?

- Bà Đỗ Ngọc Diệp: Mỗi trang web về Công trình Xanh không chỉ có thông tin mà còn có các kiến thức về Công trình Xanh. Nói thực là các thông tin về Công trình Xanh hiên nay còn rất ít. Có các em sinh viên từng nói với tôi rằng, nội dụng hội thảo Công trình Xanh hay quá nhưng lại ít khi tổ chức. Thậm chí có người đi dự hội thảo nhưng cũng không hề nghe về thông tin.

Hiện nay có một câu chuyện là chúng ta đi mua thuốc thì có hướng dẫn sử dụng thuốc nhưng mua nhà lại không biết cách sử dụng. Không biết tường sơn như thế nào, không biết các thiết bị hiện đại trong nhà như tường, rèm sử dụng ra sao. Thế nên, phải để cư dân đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Ở các nước phương Tây tiên tiến, họ giáo dục trẻ con, biết cách tiếp cận từ khi chúng còn nhỏ, họ tập trung nghiên cứu những quyển sách về Công trình Xanh từ đó con cái giáo dục lại cha mẹ. Đây là cách mà Việt Nam chúng ta có thể ứng dụng được. Chúng ta phải tự giáo dục chúng ta.

- Chủ tịch Nguyễn Trần Nam: VNREAđã chính thức phát động chương trình Vận động phát triển Công trình Xanh Việt Nam trong 5 năm. Mục tiêu trong 5 năm đầu tiên là nâng cao nhận thức. Sau đó, chúng ta bắt đầu triển khai tiếp cho các bước sau. Như các diễn giả nói phải dạy học sinh từ mầm non.

Công trình Xanh của mình mới có vẻ quan tâm tới vấn đề quy hoạch, kiến trúc, chưa quan tâm tới thiết bị lắm. Tôi cũng đã có dịp đi thăm các thành phố ở Hàn Quốc có thiết bị trong nhà rất hiện đại, tích hợp 1 điều khiển.

Ông Đỗ Đức Đạt, Tổng Giám đốc Capital House có nói nhà của mình là giá rẻ, trung bình, thậm chí NƠXH sử dụng thiết bị như của ông Nhung là đắt, không có khả năng.

Hệ thống thiết bị kết nối bình đun nước nóng với cục nóng điều hoà, dùng năng lượng thừa của máy này thành năng lượng chạy máy khác. Liệu giá có quá cao và áp dụng cho phân khúc nhà giá rẻ, trung bình không? LG đi vào phân khúc nào?

Thứ hai, nếu có thì các nhà đầu tư phát triển này nên kết hợp từ giai đoạn nào ngay từ đầu hay xây xong mới mời tham gia. Giai đoạn nào nên kết hợp với các chủ đầu tư bất động sản?

- Ông Nguyễn Văn Nhung:Tôi xin đề cập tới một dự án ở Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốcrất chú trọng đầu tư vào Công trình Xanh.

Cách đây mấy năm, chúng ta đã đặt nhiều câu hỏi về chi phí thiết kế. Chi phí tăng 30% nhưng khi đồng bộ chỉ khoảng 10% nhưng cả khu thành phố tiết kiệm điện năng rất lớn.

Giá hệ thống thông minh lắp đặt cho nhà xanh rơi vào 10-15%. Riêng thị trường Việt Nam thì cam kết giá bằng hệ thống thông thường để phát triển Công trình Xanh.

NƠXH thì với hệ thống thông minh có nhiều loại thì LG cũng đang tự hào là nhà cung cấp 1 chuỗi cho các dự án của Vingroup, sắp tới đầu tư một loạt ở nhà ở giá rẻ. Mặc dù ngân sách ít nhưng vẫn áp dụng được. Cam kết là đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Để có được những ý tưởng áp dụng, ta phải đi từ thiết kế ý tưởng ban đầu là nhà Xanh hay thông thường. Khi cụ thể rồi có công ty tư vấn về cơ điện. Nhiều khi chủ đầu tư nghe tư vấn thiết kế.

15h15: Ông Trịnh TùngBách, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Capital House:Các giải pháp tiết kiệm chi phí khi làm Công trình Xanh

Xác định phân khúc chính của mình là Nhà ở giá thấp và trung bình, Capital House luôn hướng tới những giải pháp Xanh cho từng dự án thích hợp. Ngay từ những dự án đầu tiên, Capital House đã áp dụng những tiêu chí Xanh như trồng cây xanh, sử dụng gạch không nung, năng lượng mặt trời… Các yếu tố này là những viên gạch đầu tiên trong việc phát triển công trình xanh của Capital House cho các dự án sau này.

Các dự án chung cư giá thấp và trung bình: Quy chuẩn tiết kiệm năng lượng QC 09:2013 và Chứng chỉ EDGE là “kim chỉ nam” cho các dự án thuộc phân khúc này của Capital House

Các dự án văn phòng: Dự án Capital House Head Office đã triển khai là dự án Văn phòng Xanh đầu tiên thành công và đã nhận được chứng chỉ khi áp dụng bộ công cụ LOTUS-interiors của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam. Các dự án tương tự như Trung tâm Giao dịch Bất động sản Ecolife Capitol cũng tiến tới áp dụng hệ thống này.

Các dự án trường học: Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục, tiêu chuẩn LOTUS cũng đang được Capital House áp dụng cho dự án trường mầm non chất lượng cao TD Shool của mình. Mục tiêu mà Capital House hướng tới là Hạng Vàng của chứng chỉ LOTUS.

Các dự án khác: Với mục đích học hỏi và phát triển, các dự án cao cấp khác của Capital House sẽ hướng tới những chuẩn Quốc tế như LEED (Mỹ) hay Green Mark (Singapore)…

Trong quá trình nghiên cứu phát triển, có những giải pháp Công trình Xanh không đội chi phí lên quá cao, thậm chí còn giúp Chủ đầu tư giảm chi phí đã được Capital House áp dụng như: giảm tỷ lệ kính / tường, cách nhiệt tường-mái, kính tản nhiệt Low-e hoặc kính Solar Control, gạch không nung, tiết kiệm nước…

Với mong muốn trở thành một thương hiệu bất động sản tiên phong trong kiến tạo môi trường sống xanh cho cộng đồng, Capital House bằng những nỗ lực của mình đã áp dụng thành công hệ thống chứng chỉ EDGE của Tổ chức Tài chính Quốc Tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng thế giới. Liên tiếp trong thời gian chưa đầy 1 năm, Capital House đã nhận 03 chứng chỉ EDGE liên tiếp cho các dự án nhà cao tầng của mình.

Cũng trong năm 2017, Capital House đã nhận được chứng chỉ LOTUS-interiors đầu tiên của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam cho dự án Văn phòng Capital House Head Office. Với bộ công cụ này, dự án Capital House Head Office đã được thiết kế xanh cho chính các thành viên trong ngôi nhà chung của mình. Văn phòng mới như là một món quà lớn Ban lãnh đạo Capital House dành tặng các cán bộ nhân viên để cùng tiếp tục đồng hành trên con đường Xanh hoá các dự án của Tập đoàn cùng như lan truyền rộng rãi những Công trình Xanh thực sự.

Trong tương lai gần, các dự án của Capital House, ngoài chứng chỉ EDGE và LOTUS còn được áp dụng Chứng chỉ Green Mark hay LEED cũng là điều hoàn toàn trong tầm tay.

Capital House cũng đồng thời cam kết các dự án sau này của mình đều áp dụng một hệ thống Chứng chỉ Xanh thích hợp.

15h05: Ông Nguyễn Văn Nhung, Giám đốc bán hàngCông ty TNHH LG Electronic Việt Nam:Các thiết bị tạo ra ngôi nhà Xanh đúng nghĩa

Trong một ngôi nhà, hệ thống điều hoà tiêu thụ năng lượng lớn nhất so với các sản phẩm khác như tủ lạnh, máy giặt, hệ thống an ninh… Hệ thống điều hoà trung tâm thông minh là có thể kiểm soát hệ thống năng lượng trong cả toà nhà, tiết kiệm năng lượng. Hệ thống làm lạnh cũng phải thân thiện môi trường. Các hệ thống sưởi đang tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Với thiết bị thông minh có thể tiết kiệm nhiều năng lượng cho ngôi nhà Xanh. Các hệ thông trong nhà thường khôngliên quan nhưng các thiết bị thông minh sẽ kết nối để tận dụng năng lượng. Chúng ta cũng phải thông minh hoá các hệ thống điều khiển để tiện điều khiển.

Một ngôi nhà Xanh phải đi kèm với thông minh để vừa tiết kiệm năng lượng, vừa tận dụng được các nguồn năng lượng thừa từ thiết bị khác…

14h45:Bà Đỗ Ngọc Diệp, chuyên gia Công trình Xanh Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC: Các xu hướng Công trình Xanh quốc tế và Việt Nam

Với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá mạnh mẽ cùng sự bùng nổ các toà nhà cao tầng, công trình bê tông hoá đã làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng lên toàn cầu, kéo theo đó là biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy cuộc cách mạng “Công trình Xanh” phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Xu hướng Công trình Xanh được nhen nhóm từ những năm 1990 nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm sử dụng tài nguyên nước và vật liệu cũng như giảm thiểu tác động môi trường, đảm bảo điều kiện sống cho cộng đồng. Trải qua hơn hai thập kỷ, làn sóng này đã và đang lan rộng tới nhiều khu vực trên thế giới.

Theo kết quả nghiên cứu từ báo cáo “Xu hướng Công trình Xanh thế giới 2016” (Dodge Data & Analytics, 2016), thị trường Công trình Xanh đang mở rộng tầm ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia toàn cầu mà nổi bật hơn cả là các nước đang phát triển.

13 quốc gia trong số các nước được nghiên cứu bao gồm Hoa Kỳ, Mexico, Brazil, Colombia, Đức, Anh, Ả Rập Saudi, Phần Lan, Nam Phi, Úc, Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ được dự báo sẽ gia tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp có trên 60% Công trình Xanh vào khoảng 2% - 35% trong giai đoạn 2015 - 2018.

Trong đó, nhóm các toà nhà thương mại chiếm tỷ trọng tăng trưởng Công trình Xanh cao nhất với 46% đơn vị tham gia có chung kỳ vọng thực hiện dự án thương mại xanh đến năm 2018, đồng thời cũng là nhóm công trình phát triển hàng đầu của tám trong số 13 quốc gia đang phát triển nêu trên.

Cũng theo một nghiên cứu toàn cầu khác mới đây của Nielsen về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, 64% đối tượng tham gia nghiên cứu từ khu vực Châu Á ‐ Thái Bình Dương cho biết sẵn sàng trả thêm tiền để được sử dụng các tính năng bền vững - cao hơn mức 50% của năm 2012. Chỉ trong thời gian ngắn, Công trình Xanh đang ngày càng trở thành một xu hướng tất yếu hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

Có thể thấy, thị trường công trình xanh đang ngày càng cho thấy nhiều dấu hiệu triển vọng và tiềm năng phát triển khắp toàn cầu. Dự kiến số lượng công trình xanh thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 13% trong giai đoạn 2015 – 2020, kéo theo sự thay đổi về lựa chọn của cộng đồng ngành xây dựng cũng như nhu cầu của khách hàng trong thị trường tiềm năng này (Autif Mohammed Sayyed, 2015).

Bà Diệp nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế Châu Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 20 năm qua (bình quân 7,5%). Trong 10 năm trở lại đây, tăng trưởng xây dựng bình quân đạt 12% và tốc độ đô thị hoá là 3,4%/năm, dự kiến đạt ngưỡng 50% vào năm 2025. Cũng trong thời gian này, mức năng lượng tiêu thụ đã tăng với tốc độ nhanh hơn tăng GDP, bình quân 14%/năm. Các công trình xây dựng tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 36% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước, trung bình 33% điện và góp 25% vào tổng lượng phát thải khí nhà kính, chỉ chiếm một phần ba tổng lượng phát thải CO2, tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu (Nguyễn Thu Nhàn, 2015).

Giá trị thị trường xây dựng được dự báo sẽ đạt mức 14 tỷ USD vào năm 2021, trong đó gia tăng phân khúc nhà ở mật độ xây dựng cao và nhà cao cấp có mật độ xây dựng thấp. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xây dựng nhanh như vậy, Việt Nam sẽ còn phải chịu nhiều tổn thất về sinh thái và kinh tế hơn nữa nếu không gấp rút giải quyết vấn đề hiệu quả năng lượng công trình. Trong bối cảnh này, Bộ Xây dựng đã khẳng định “Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các công trình xây mới là một đòi hỏi cấp thiết” và đề cập hướng đi mới “chú trọng thúc đẩy các công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và đánh giá cao mọi nỗ lực góp phần nâng cao nhận thức và trang bị các công cụ và giải pháp kỹ thuật cho các nhà đầu tư và kiến trúc sư để phát triển thêm nhiều công trình xanh tại Việt Nam”.

Công trình xanh đã thâm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam từ năm 2007 và nhận được sự ủng hộ của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Theo thống kê, số lượng công trình xanh và bền vững được chứng nhận trên toàn quốc mới chỉ dừng lại ở con số 60 sau gần một thập kỷ triển khai.

Nếu như động lực chính thúc đẩy công trình xanh thâm nhập Việt Nam thời gian đầu đến từ các “Chương trình Trách nhiệm Xã Hội” của các tập đoàn lớn như Tập đoàn Intel (công nghệ), Coca-Cola Việt Nam (đồ uống), Tập đoàn Pou Chen (da giầy))... Vài năm trở lại đây, thi trường đã chứng kiến các chủ đầu tư Việt Nam gia nhập vào nhóm tiên phong này như HUDLAND, Nam Long, Capital House… và đây cũng được coi là thắng lợi đáng kể đối với một khái niệm còn mới ngay cả ở những quốc gia phát triển. Nó cũng chứng tỏ công trình xanh là một sản phẩm có thể triển khai tại thị trường nước ta.

Mặc dù vậy, còn nhiều rào cản hạn chế sự phát triển của công trình xanh. Điển hình như những nhìn nhận chưa đầy đủ và thiếu cơ sở của những bên liên quan về công trình xanh, đặc biệt là về chi phí xây dựng công trình xanh và khái niệm bền vững trong công trình. Nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lớn cho biết, trước đây khi muốn làm công trình xanh thì được các đơn vị và chuyên gia tư vấn rằng các công trình này sẽ làm tăng 20-30% chi phí đầu tư ban đầu và đây chính là nguyên nhân họ không muốn tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguồn gốc của các con số này thì hầu hết các bên đều không dẫn chứng được và cũng không có kinh nghiệm tham gia bất cứ một dự án xanh nào. Các thông tin trôi nổi cùng với việc giới hành nghề xây dựng trong nước còn chưa được tiếp cận rộng rãi với các khái niệm, kỹ năng, công nghệ về thiết kế và xây dựng công trình xanh, khiến cho việc phát triển công trình xanh trước đây còn gặp phải không ít khó khăn.

Trong khi nhiều chủ đầu tư còn đang trông cậy vào các ưu đãi của chính quyền, thì một số khác đã nhìn ra lợi ích thương mại của các công trình xanh. Ví dụ như công trình President Place tại TP. Hồ Chí Minh (tòa nhà văn phòng đạt chứng nhận LEED Vàng 2012) đã tận dụng lợi thế của chứng nhận Công trình Xanh để đạt được 80% tỷ lệ lấp trống khu vực văn phòng trong vòng 1 năm kể từ khi hoàn thành, với những khách hàng đến từ các tập đoàn lớn và đa quốc gia như Microsoft, Starbucks, Sony,...

Tại Hà Nội, với chiến lược quảng bá khéo léo và lợi thế từ chứng chỉ công trình xanh EDGE mà chủ đầu tư Capital House đã đẩy nhanh được tốc độ bán hàng. Tuy nhiên để công trình xanh phát triển bền vững thì sản phẩm này cần có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với nguồn “cung-cầu” ổn định, mà nhu cầu cần phải bắt nguồn từ nhận thức của người mua nhà về công trình xanh và những lợi ích chung mang lại cho bản thân và gia đình.

14h15:Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường, Bộ Xây dựng: Định hướng phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Hôm này ở khán phòng này, tôi thấy rất nhiều quý vị tham gia từ những ngày đầu khi còn chưa có cơ chế chính sách. Nói tới Công trình Xanh đầu tiên phải nói tới khả năng tiết kiệm điện, nước…

Đối với Bộ Xây dựng, đã triển khai được phần rất lớn như xây dựng bộ tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng trong xây dựng.

Ông Thịnh cũng nêu ra các nội dung triển khai thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng:

- Nghiên cứu xây dựng định mức sử dụng năng lượng cho một số loạihình công trình;

- Lên danh mục các công trình có quy mô trên 2500m2 sàn tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ để tiến hành lựa chọn khảo sát, kiểm toán năng lượng chi tiết và phân tích số liệu hiện trạng sử dụng năng lượng của công trình;

- Tập huấn đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý, tư vấn tại các cơ quan quản lý TW và địa phương, các đơn vị tư vấn, thiết kế, vận hành…;

- Xây dựng các tài liệu giảng dạy vào các trường đại học;

- Phối hợp IFC triển khai áp dụng công cụ EDGE ở Việt Nam;

- Khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về các loại vật liệu, trang thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng.

Ông Thịnh cũng đưa ra các hiện trạng chứng nhận Công trình Xanh ở Việt Nam. Đặc biệt, ông nhận định các yếu tố thuận lợi để phát triển Công trình Xanh ở Việt Nam như: Chính sách của Nhà nước trong việc phát triển bền vững tăng trưởng xanh; Hội nhập quốc tế; Thu nhập, mức sống của người dân; Cạnh tranh của các chủ đầu tư dự án bất động sản; Nguồn cung năng lượng, nước sạch, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt tạo áp lực phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả…

Tuy nhiên, tại Việt Nam, còn có những rào cản như: Mức độ quan tâm, kiểm soát việc tuân thủ các nội dung, quy chuẩn ở một số cơ quan quản l&

Theo reatimes.vn

Bạn đang đọc bài viết Toàn cảnh Chuyên đề 2: Công trình xanh/Bất động sản nghỉ dưỡng tại chuyên mục Hoạt động hiệp hội của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn