TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xin ý kiến biểu quyết nhân sự
Ban chấp hành, Ban Thường vụ thống nhất bổ sung:
LS. Nguyễn Hồng Chung, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, Chủ tịch HĐQT DVL Venture vào Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khoá V.
Bổ sung các đồng chí sau đây vào Ban thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khoá V:
1. Đồng chí Đoàn Trịnh Tùng, Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc - Quy hoạch Quốc gia, Bộ Xây dựng.
2. Đồng chí Nguyễn Văn Kế, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đắk Lắk.
3. Đồng chí Đinh Châu Hương, Phó Chủ tịch Cty cổ phần HDTC LAND.
4. Đồng chí Trần Hồng Quân, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM.
Thông qua Nghị quyết BCH lần thứ III nhiệm kỳ V (2022 - 2027)
Nghị quyết BCH, BTV và Gặp mặt Hội viên
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ngày 08/04/2023 tại Hải Phòng
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
- Căn cứ Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam;
- Căn cứ Quy chế làm việc của BCH và BTV nhiệm kỳ V (2022-2027);
- Căn cứ nội dung và kết quả cuộc họp BCH, BTV và Gặp mặt hội viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ngày 08.4.2023 tổ chức tại thành phố Hải Phòng, Hội nghị đã thống nhất:
QUYẾT NGHỊ:
1. Thống nhất kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam từ sau Đại hội V do Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trình bày tại Hội nghị BCH, BTV và Gặp mặt hội viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
2. Thống nhất với báo cáo nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới như báo cáo trình bày tại Hội nghị BCH, BTV và Gặp mặt hội viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
3. Thống nhất các nội dung do Chủ tịch và Thường trực Hiệp hội đã chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam từ sau Đại hội V đến nay về tổ chức, cán bộ, hoạt động chuyên môn, đối ngoại và các nội dung khác theo các thông báo, quyết định và Nghị quyết các cuộc họp.
4. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực sinh hoạt, làm việc, họp theo đúng Điều lệ Hiệp hội và Quy chế hoạt động của BCH, BTV Hiệp hội BĐS Việt Nam
5. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
5.1. Tiếp tục phối hợp Cục quản lý nhà và thị trường BĐS Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương để thực hiện 13 nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt quan tâm bám sát chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong lĩnh vực thị trường bất động sản.
5.2. Thường xuyên đồng hành cùng doanh nghiệp để lấy ý kiến, phản ánh, làm việc và đề xuất giải pháp với cơ quan quản lý Nhà nước.
5.3. Cùng doanh nghiệp và chính quyền địa phương bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ…theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng bộ Xây dựng.
5.4. Tăng cường phối hợp với Cục quản lý nhà và thị trường BĐS Bộ Xây dựng về các lĩnh vực sửa đổi, bổ sung luật, cơ chế chính sách và nắm bắt thông tin thị trường BĐS chính xác, lành mạnh, kịp thời… và giải pháp phát triển thị trường BĐS.
5.5. Kiện toàn, nâng cấp và giao nhiệm vụ toàn diện hơn cho một số đơn vị trong Hiệp hội theo quy định.
5.6. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam được Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ, dưới sự chỉ đạo Nhà nước của Bộ Xây dựng trên phạm vi toàn quốc và trên các lĩnh vực theo một thể thống nhất từ tư vấn, quy hoạch, quản lý đầu tư, dịch vụ, môi giới, đào tạo… liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Do đó, toàn thể các tổ chức, cá nhân là lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Hiệp hội đều phải có trách nhiệm, nhiệm vụ:
- Tuân thủ đúng Điều lệ Hiệp hội và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của các Bộ hướng dẫn về hoạt động Hội.
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Xây dựng và các bộ, ban, ngành liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, các Cục, vụ, viện của Bộ Xây dựng để triển khai đúng chủ trương, nhất quán trong hành động.
- Đoàn kết, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam theo phương châm: Đổi mới – Trí tuệ - Phát triển đã được Đại hội V xác định. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tập trung, dân chủ, thực hiện theo Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, tạo sự thống nhất. Mọi hành động tách rời các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và sự lãnh đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tách rời tổ chức và hoạt động động trái với Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã được Bộ Nội vụ phê duyệt, các quy chế, quy định hoạt động của Hiệp hội và trái với quy định của pháp luật, trái với chủ trương của Bộ Nội vụ,… thì đều là vi phạm. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ nghiêm túc xử lý và báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm theo quy định.
Trong thời gian tới, BCH sẽ xem xét, cho ý kiến về một số trường hợp miễn nhiệm vị trí Ủy viên BCH hoặc BTV do bận công việc ở đơn vị đang công tác hoặc vi phạm Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và quy chế, quy định hoạt động, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
5.7. Hoàn thiện đề án thành lập Câu lạc bộ doanh nhân trẻ Bất động sản Việt Nam
5.8. Bổ sung 5 - 7 ủy viên Ban Thường vụ, 8 - 10 ủy viên Ban Chấp hành đối với khu vực, vùng miền đang phát triển BĐS và các đồng chí hội viên có thời gian, tâm huyết tham gia hoạt động Hiệp hội. Xem xét miễn nhiệm một số đồng chí ủy viên BCH, BTV do không có điều kiện thời gian và có đồng chí vi phạm Điều lệ của Hiệp hội BĐS Việt Nam.
5.9. Kiện toàn nhân sự và phân công thêm Thường trực, Ban điều hành, nhân sự khối văn phòng Hiệp hội, Trung tâm, Chi hội môi giới và Hội đồng khoa học của Hiệp hội BĐS Việt Nam.
5.10. Phát triển khoảng 20 hội viên, phối hợp chính quyền địa phương thành lập 3 - 5 Hiệp hội BĐS thành viên ở địa phương. Đưa văn phòng đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam tại TP.HCM vào hoạt động.
5.11. Tổ chức 3 - 5 sự kiện xúc tiến đầu tư ở địa phương.
Trong quá trình hoạt động, theo tình hình thực tế, Chủ tịch Hiệp hội và Thường trực Hiệp hội chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới và báo cáo lại kết quả tại kỳ họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành gần nhất hoặc xin ý kiến theo các hình thức như gửi văn bản qua email và gọi điện, nhắn tin xác nhận…
Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống nhất 100% nội dung trên. Giao Chủ tịch Hiệp hội và Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng Điều lệ Hiệp hội. Hội nghị kết thúc vào hồi 17h30, ngày 08 tháng 4 năm 2023.
*****
TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kết luận Hội nghị
Sau thời gian rất ngắn, chúng ta đã nghe báo cáo hết sức tóm tắt đối với kết quả trong giai đoạn tới và lắng nghe ý kiến các đại biểu. Nhiều đại biểu đăng ký phát biểu nhưng thời gian có hạn, mong các đồng chí gửi văn bản về văn phòng hiệp hội, chúng tôi xin tiếp thu và lắng nghe bằng mọi hình thức.
Kính thưa các đồng chí,
Thời gian qua, từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đến các Hiệp hội bất động sản địa phương, cùng các cơ quan ban ngành của chính quyền địa phương đã làm tốt các nhiệm vụ mà Nghị quyết của Ban chấp hành hiệp hội lần thứ nhất, lần thứ hai đã đặt ra.
Báo cáo của Ban chấp hành đã đặt ra 13 nhiệm vụ và thể hiện sự đoàn kết thống nhất tập thể cao nhất. Hội nghị đã thống nhất kết quả đánh giá trong báo cáo vừa trình bày và thay mặt cho đoàn Chủ tịch chúng tôi xin tiếp thu ý kiến tham gia của các đồng chí.
Phần thứ hai là nhiệm vụ trọng tâm mà Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới. Trước hết, Hiệp hội thống nhất 13 nhiệm vụ trọng tâm trong báo cáo giao đồng chí Phó Chủ tịch trình bày. Hiệp hội sẽ tiếp tục mạnh mẽ nữa hơn trong các cuộc làm việc với các cơ quan bộ ngành Trung ương, địa phương khi góp ý sửa đổi bổ sung ba luật (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản). Mục tiêu sao cho đưa ra được nhiều góp ý nhất và cũng đưa được tối đa những ý kiến của hội viên doanh nghiệp, chuyên gia pháp chế vào dự thảo luật.
Thứ ba, hiệp hội và các thành viên của hiệp hội sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp, phối hợp với Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân, nhà ở cho công nhân gắn với bất động sản công nghiệp, cải tạo chung cư cũ cũng như những phân khúc tiềm năng trong dài hạn.
Thứ tư, thường xuyên đồng hành cùng các doanh nghiệp, có khó khăn thì chúng ta cùng nhau tháo gỡ, cùng nhau thực hiện cho được những nhiệm vụ mà Chính phủ cũng như nhân dân đã tin tưởng giao phó cho Hiệp hội và doanh nghiệp.
Điều cuối cùng chúng ta cùng mong muốn những tồn tại, hạn chế đã đưa ra trong báo cáo vừa trình bày cũng như trong một số hội nghị mà các đồng chí đã phát biểu sẽ được giải quyết.
Mong rằng tất cả chúng ta tiếp tục gắn kết, thực hiện tốt tất cả những nhiệm vụ trọng tâm mà hôm nay chúng ta thống nhất và tránh những vi phạm đáng tiếc. Một lần nữa xin tiếp thu tất cả ý kiến của các đồng chí và mong rằng các đồng chí sẽ tiếp tục gắn bó, nỗ lực vì sự phát triển của thị trường bất động sản.
*****
THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch HĐTV Viện nghiên cứu đầu tư quốc tế Công ty TNHH, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tham luận về Công tác hợp tác quốc tế của VNREA giai đoạn tới
Vừa rồi, tôi và TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã có dịp tiếp xúc với đại diện các Hiệp hội tại Malaysia, họ rất quý và nhìn nhận bất động sản Việt Nam còn nhiều cơ hội.
Việc hợp tác quốc tế là rất quan trọng, dù khó khăn nhưng biết nhận ra cơ hội, nhìn được đối tác tốt, thị trường tốt, thúc đẩy đối tác… thì còn nhiều cơ hội để phát triển.
Về Liên minh hệ thống bất động sản các nước ASEAN, tôi mong muốn từ diễn đàn này, các doanh nghiệp cố gắng tham gia, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta hợp tác quốc tế là rất tốt.
Bây giờ, để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động này tôi cho rằng rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và lãnh đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Nếu không có sự đồng lòng của doanh nghiệp một cách cụ thể thì chúng ta sẽ không thể có kinh phí để thực hiện.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam có mối quan hệ rất tốt với nhiều Hiệp hội trên thế giới. Đơn cử như Hiệp hội Bất động sản và Môi giới Hoa Kỳ. Đây là hiệp hội thương mại lớn nhất của Mỹ, đại diện cho hơn 1 triệu thành viên, bao gồm cả các viện nghiên cứu, các hội đồng, tổ chức xã hội liên quan tới tất cả các khía cạnh của ngành bất động sản nhà ở và thương mại.
Chúng ta đã rất chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động chung của quốc tế trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, chưa có tổng kết, đánh giá toàn diện về kết quả cụ thể của hoạt động quốc tế, đối ngoại trong thời gian qua để thấy rõ hơn nữa.
Xin nêu ví dụ về thành công của hợp tác quốc tế trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay. Chúng ta vẫn là điểm đến tiềm năng, FDI cũng trở thành nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế trong giai đoạn vừa qua.
Tóm lại, chúng ta vẫn còn chưa huy động được hết nguồn lực. Tôi xin đề xuất một số giải pháp. Đó là cần đa dạng hóa và chủ động trong việc thực hiện các hoạt động quốc tế trên nguyên tắc: “Hợp tác bình đẳng - Cùng có lợi”. Thêm vào đó, cần tích cực vận động sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của các doanh nghiệp hội viên, các đơn vị trực thuộc hiệp hội, đơn cử như Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, Hội Bất động sản Du lịch, Hiệp hội Bất động sản của các địa phương…
*****
Ông Nguyễn Quang Văn, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng
Kính thưa Đoàn Chủ tịch, Hội nghị,
Tôi xin chia sẻ về tình hình bất động sản Hải Phòng.
Bất động sản Hải Phòng hiện có những bất ngờ dù thị trường chung đang kém, đó là một chung cư 600 căn mở bán được 200 căn trong vòng 2 ngày.
Chung cư cao cấp Doji của Hải Phòng có hơn 1.100 căn, hiện tồn kho chỉ còn 50 căn. Đó là tín hiệu hoàn toàn bất ngờ. Một dự án khác với 2 tòa gần 1.000 căn, 1 tòa đã bán xong, 1 tòa đang xây tiếp.
Với Hải Phòng, tại sao lại như vậy? Hải Phòng là tỉnh thành có sự kết hợp nhiều loại hình giao thông mà những nơi khác không có. Chúng tôi có giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không… không thiếu một loại hình giao thông vận tải nào.
Hải Phòng có chính sách tốt “đầu tư để thu hút đầu tư”. Từ 2015 - 2022, Hải Phòng đầu tư 44.000 tỷ đồng cho giao thông, sắp tới đầu tư 38.000 tỷ đồng cho giao thông. Đó là tiềm lực để các nhà đầu tư tiến tới Hải Phòng. Các doanh nghiệp nên nghĩ đến đầu tư vào Hải Phòng, một thành phố năng động, trẻ. Hiện tại, Hải Phòng có 12 khu công nghiệp, sắp tới triển khai tiếp 60.000ha đất công nghiệp nữa.
Hải Phòng rất mong các doanh nghiệp làm bất động sản hãy tư duy, quan tâm, dành tình cảm và đầu tư cho Hải Phòng, thị trường còn nhiều tiềm năng.
Kính chúc cho Hội nghị thành công tốt đẹp.
*****
Ông Trương Thái Sơn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phụ trách khu vực miền Nam trình bày tham luận
Kính thưa Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành khóa V cùng toàn thể quý hội viên, doanh nghiệp và các khách mời.
Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời chào trân trọng nhất. Sau đại hội Bất động sản Việt Nam nhiệm kỳ V, Hiệp hội đã đồng lòng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tôi xin tóm tắt và có một số ý kiến, đề xuất trong khu vực phía Nam.
Thứ nhất, trong năm qua Hiệp hội đã tham gia vào đóng góp sửa đổi, bổ sung nhiều nghị quyết, nội dung hội thảo... với hơn 20 lần.
Thứ hai, Hiệp hội đã tổ chức được nhiều chuyên đề và đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Thứ ba, nhiều ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp phía Nam đã được Chính phủ, cơ quan Nhà nước ghi nhận và đưa vào áp dụng từ tháng 9/2022 đến nay.
Thứ tư, lãnh đạo Hiệp hội thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp trong thị trường phía Nam và đề xuất nhiều giải pháp phát triển chung, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ năm, phân công các Phó Chủ tịch vào phía Nam, điển hình là một số tỉnh có thể kể đến như Vĩnh Long, Cần Thơ...
Thứ sáu, các thành viên đoàn kết, đồng lòng và cùng nhau gắn bó.
Thứ bảy, đề nghị ban thường vụ hiệp hội tiếp tục đồng hành để làm việc cùng các địa phương, đặc biệt là trong công tác tháo gỡ chính sách nguồn vốn và thể chế cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ tám, tích cực làm việc cùng Ủy ban Quốc hội nhằm kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường vốn và các văn bản liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ chín, đề xuất cung cấp thông tin, phối hợp Tổng thư ký, Viện nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng bức tranh toàn cảnh của thị trường bất động sản, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và các ban ngành, đặc biệt là Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp giá đất...
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, mọi sự tốt đẹp đến toàn thể các quý vị đại biểu có mặt trong Hội nghị ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
*****
Ông Trương Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trình bày tham luận
Kính thưa Hội nghị,
Hiện chúng ta đang tiến hành sửa ba luật quan trọng liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ ba luật này, Hiệp hội đã liên tục chỉ đạo, tập hợp những chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm, tổng hợp được nhiều ý kiến đóng góp giá trị của hội viên, chuyên gia, gửi đến các cơ quan quản lý, cơ quan soạn thảo là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, cùng phản biện, hoàn thiện trình Chính phủ, Quốc hội.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng có nhiều đóng góp: Tháng 1/2022 đóng góp ý kiến cho Bộ Tài chính các vấn đề liên quan đến thuế, thuế giá trị gia tăng…; tháng 2/2022 đóng góp cho Bộ Xây dựng vấn đề đấu giá đất; tháng 12/2022 góp ý kiến cho Ban Kinh tế Trung ương về chính sách cho thị trường bất động sản, góp ý Dự thảo Nghị quyết Quốc hội về Quy hoạch Quốc gia, tầm nhìn 2050.
Từ khi có dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đầu tiên, tháng 1/2022 đến nay, hầu như tháng nào Hiệp hội cũng đóng góp ý kiến mỗi khi có dự thảo mới, tích cực họp mặt, đóng góp ý kiến trực tiếp với Văn phòng Quốc Hội, Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Kinh tế, Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, VCCI, Hội Luật gia Việt Nam…
Hiệp hội cũng đã tổ chức khoảng 20 hội thảo nhằm ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, luật sư, các cơ quan quản lý… và thu được rất nhiều ý kiến quan trọng. Điều này cho thấy sự chỉ đạo sát sao và quan tâm sâu sắc, quản lý điều hành hợp lý, hiệu quả của lãnh đạo Hiệp hội, cùng với đó là nỗ lực của các phòng ban Hiệp hội như Văn phòng hiệp hội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, Ban Pháp chế cũng như các thành viên của hiệp hội. Tất cả đã phát huy được tối đa sức mạnh tập thể trong việc góp ý cho các dự thảo luật và nhiều chính sách của thị trường bất động sản.
Đặc biệt, sau một thời gian lấy ý kiến toàn dân, ngày 6/4 vừa qua chúng ta đã có Dự thảo Luật Đất đai mới nhất, lãnh đạo hiệp hội đã xúc tiến bổ sung những ý kiến đóng góp cần thiết cho dự thảo. Đề nghị Ban chấp hành hiệp hội tiếp tục nghiên cứu, đề xuất góp ý cho dự thảo.
*****
Ông Đỗ Viết Chiến - Phó Chủ tịch thường trực thứ hai Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trình bày Báo cáo thực hiện nhiệm vụ sau Đại hội V và nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong thời gian tới
Phần A: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội V
I. Đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội từ sau Đại hội V đến nay
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ mà trực tiếp là Vụ Tổ chức phi chính phủ, Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Hiệp hội và sự đoàn kết, thống nhất hành động của toàn thể hội viên, bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ:
- Thứ nhất, kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực và tổ chức đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Nghị quyết Đại hội, chương trình công tác nhiệm kỳ V và kế hoạch năm 2022 trên tất cả các lĩnh vực, như: Công tác giám định, phản biện xã hội thông qua việc góp ý sửa đổi 3 Luật, đề xuất các cơ chế, chính sách mới cho thị trường bất động sản… BCH, BTV hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
- Thứ hai, từ Thường trực Hiệp hội đến các đơn vị thuộc, trực thuộc, các Hiệp hội bất động sản thành viên ở các địa phương và các hội viên doanh nghiệp đã đoàn kết, thống nhất ý chí hành động; kết hợp với sức mạnh, sự ủng hộ của các chuyên gia và các cơ quan báo chí, truyền thông; tổ chức hiệu quả các hoạt động từ cơ sở đến toàn Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ các hoạt động chung trong lĩnh vực bất động sản.
- Thứ ba, trong tình hình rất khó khăn của thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội và doanh nghiệp cùng các chuyên gia và cơ quan quản lý của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường đã phân tích cụ thể các nguyên nhân, đề xuất cơ chế chính sách và các giải pháp. Những ý kiến của Hiệp hội và doanh nghiệp đã được các cơ quan quản lý Nhà nước ghi nhận và đưa vào một số nội dung trong Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ. Mặt khác, các doanh nghiệp đã chủ động tìm giải pháp như quản trị doanh nghiệp, xác định mục tiêu, cơ cấu lại sản phẩm, tính toán giá thành… và đồng hành cùng Chính phủ nhằm tháo gỡ dần các khó khăn.
- Thứ tư, một số điểm mới trong hoạt động của Hiệp hội từ sau Đại hội V:
+ Một là, tập trung lấy ý kiến doanh nghiệp và nghe bàn, đưa ra kiến nghị về 3 Luật tại các Hội thảo, Hội nghị do Hiệp hội chủ động tổ chức và giao cho các đơn vị thuộc, trực thuộc tổ chức hiệu quả. Thường trực Hiệp hội dự các cuộc họp cấp cao của Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng và Tổ công tác của Thủ tướng, nhằm đóng góp ý kiến phục hồi và phát triển thị trường bất động sản.
+ Hai là, tổ chức làm việc theo khu vực, địa bàn như ở Hà Nội, TP.HCM, một số tỉnh kết hợp làm việc với Thường trực, BTV và BCH, các doanh nghiệp hội viên để bàn sâu về việc sửa đổi các Luật, về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ…
+ Ba là, phân công trong Thường trực Hiệp hội làm việc với một số UBND tỉnh về xúc tiến đầu tư, quy hoạch và thị trường bất động sản.
+ Bốn là, tiếp tục kiện toàn công tác nhân sự và tổ chức theo Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết của Ban Chấp hành.
+ Năm là, tình hình dịch bệnh khi bước vào giai đoạn bình thường mới, Hiệp hội đã tăng cường kết nối với các tổ chức quốc tế để giao lưu, xúc tiến cơ hội đầu tư, kết nối hợp tác hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Hội viên.
+ Sáu là, quan tâm, chú trọng phát triển tổ chức và hội viên. Chưa bao giờ Hiệp hội Bất động sản các địa phương tích cực tham gia, hưởng ứng và phát huy tinh thần trách nhiệm như giai đoạn vừa qua.
II. Một số kết quả cụ thể
1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức
a) Kiện toàn nhân sự Thường trực Hiệp hội: Kiện toàn bước 1 Ban thư ký Hiệp hội, bổ sung đồng chí Nguyễn Thành Công làm Tổng thư ký, đồng chí Trương Thái Sơn làm Phó Tổng thư ký Hiệp hội nhiệm kỳ V theo Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết BCH;
b) Đã kiện toàn bước 1 nhân sự của Văn phòng Hiệp hội, phát huy hiệu quả làm việc;
c) Đưa Trung tâm Phát triển bất động sản vào hoạt động;
d) Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập và tổ chức hoạt động Câu lạc bộ doanh nghiệp bất động sản trẻ; Hoàn thiện đề án thành lập và tổ chức hoạt động Trung tâm thông tin thị trường Bất động sản do đồng chí Phó Chủ tịch Hiệp hội đang chỉ đạo; Hoàn thiện thủ tục và cơ sở vật chất Văn phòng đại diện tại TP.HCM của Hiệp hội.
2. Công tác tư vấn, giám định và phản biện xã hội
- Hiệp hội đã phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, các vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia để thực hiện công tác tư vấn, giám định và phản biện xã hội, cụ thể: Đóng góp ý kiến luật, cơ chế chính sách dưới hình thức tổ chức trên 30 buổi Tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo liên quan đến các hoạt động của thị trường bất động sản.
- Đã trình báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành (Công văn số 18/CV-HHBĐSVN ngày 02/3/2023 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên Môi trường; Công văn số 19/CV-HHBĐSVN ngày 15/3/2023 gửi Thủ tướng Chính phủ) về sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
- Thực hiện Công văn số 3013-CV/BKTTW ngày 06/02/2023 của Ban Kinh tế Trung ương về việc cử nhân sự tham gia Tổ Biên tập và xây dựng Báo cáo cho Đề án “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp” trình Ban Bí thư, Thường trực Hiệp hội đã cử lãnh đạo Hiệp hội tham gia Tổ Biên tập xây dựng Đề án và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cùng tham gia. Hiệp hội đã lấy ý kiến hội viên và hoàn thiện Báo cáo số 03/BC-HHBĐSVN ngày 09/3/2023 gửi Ban Kinh tế Trung ương.
- Thường trực Hiệp hội đã cử lãnh đạo Hiệp hội tham gia Hội đồng thẩm định dự án luật của Bộ Tư pháp về Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…
- Lãnh đạo Hiệp hội đã có các kiến nghị trực tiếp, về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ cho các dự án bất động sản với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.
- Hiệp hội chỉ đạo cơ quan Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam và Chi hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, Ban Pháp chế, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội đã tổ chức nhiều chuyên đề tháo gỡ khóa khăn thị trường bất động sản về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cho người thu nhập thấp…
- Ngày 20/12/2022, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và Công ty TNHH Luật Davilaw đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp cải tạo chung cư cũ và quản lý, vận hành nhà chung cư”.
- Ngày 2/3/2023, tại TP.HCM, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Thường trực, Ủy viên BCH, BTV, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp về việc đẩy nhanh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tại Hội nghị, các doanh nghiệp bất động sản đã tham dự và đóng góp các ý kiến rất tâm huyết, trọng tâm, trọng điểm. Thời gian tới, trong các nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội, vấn đề đề xuất cơ chế, chính sách và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội được lãnh đạo Hiệp hội đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở đó, Hiệp hội tổ chức Hội thảo, Toạ đàm có liên quan đến vấn đề này và có các cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, các Uỷ ban của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan để đề xuất cơ chế, chính sách, kiến nghị cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tóm lại, các kiến nghị, đề xuất, giải pháp của Hiệp hội đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cấp có thẩm quyền ghi nhận, đưa vào Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo, điều hành, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển như: Chính sách tín dụng, chính sách đất đai, đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ…
3. Hệ thống quy chế
- Thay mặt BCH, Chủ tịch Hiệp hội đã phê duyệt quy chế, kế hoạch hoạt động của đơn vị thuộc, trực thuộc Hiệp hội theo đúng Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.
- Đã ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, Quy chế làm việc của Văn phòng, Quy chế khen thưởng, kỷ luật, Quy chế sử dụng con dấu của Hiệp hội, Quy chế quản lý tài chính tài sản…
- Thường trực Hiệp hội chỉ đạo tiếp tục rà soát quy chế đơn vị từ nhiệm kỳ trước để phê duyệt các Quy chế tổ chức, hoạt động đảm bảo theo đúng Điều lệ Hiệp hội được Bộ Nội vụ phê duyệt và quy định của pháp luật.
- Chính thức sử dụng Logo và bộ nhận diện mới của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam từ ngày 01/01/2023.
4. Phát triển hội viên và đào tạo: Từ sau Đại hội V, Hiệp hội đã phát triển thêm được 20 hội viên tại các địa phương và hơn 200 hội viên là trong tổ chức thành viên Hiệp hội BĐS, Chi hội môi giới, Câu lạc bộ BĐS và một số đơn vị đã tổ chức đào tạo nhân lực, giúp Sở Xây dựng các địa phương sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới gần 8.000 trường hợp.
5. Quan hệ quốc tế
Sau tình hình dịch bệnh Covid-19, giai đoạn bình thường mới, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hiệp hội đã phân công tổ chức các hoạt động kết nối với các tổ chức, hiệp hội trên thế giới để trao đổi về cơ hội đầu tư, tiến tới xúc tiến hoạt động đầu tư, hợp tác cụ thể cho các doanh nghiệp hội viên. Cụ thể, lãnh đạo Hiệp hội có các cuộc họp, làm việc, xúc tiến với Liên đoàn bất động sản thế giới; Hiệp hội Bất động sản và Môi giới Hoa Kỳ; Hiệp hội Bất động sản các quốc gia Đông Nam Á; Bộ Đất đai, Bộ Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản; lãnh đạo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Trung tâm Xây dựng Nhật Bản; Đoàn cơ quan Tái sinh đô thị Nhật Bản; Hiệp Hội Phát triển Dịch vụ Bất động sản Hàn Quốc; Hiệp hội Môi giới Hàn Quốc…
6. Các hoạt động khác
- Thường trực Hiệp hội, đặc biệt là các đồng chí Phó Chủ tịch Hiệp hội khu vực phía Nam đã đẩy mạnh các hoạt động công tác xúc tiến đầu tư tại các địa phương trọng điểm, có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thị trường bất động sản như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên, TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Đắc Lắc...
- Các doanh nghiệp hội viên đã và đang tập trung triển khai quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm, tận dụng nguồn lực và triển khai hơn 10 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án BĐS công nghiệp, coi đây là trọng tâm trong giai đoạn tới.
- Ngày 23/12/2022, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị ngành Bất động sản khu vực miền Nam và khởi động Lễ hội Bất động sản Quốc tế Việt Nam năm 2023, có chủ đề "Phát triển bất động sản bền vững". Đây là cuộc gặp mặt thường niên đặc biệt của các lãnh đạo, đại diện các doanh nghiệp Bất động sản và doanh nghiệp có liên quan đến ngành bất động sản tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận; là ngày hội ngộ giao lưu thân mật tăng cường liên kết hợp tác giữa các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, hội viên cùng các doanh nghiệp lĩnh vực có liên quan đến bất động sản, cũng như kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế.
- Mở rộng hợp tác với các cơ quan truyền thông trong lĩnh vực thông tin về thị trường BĐS Việt Nam.
- Ngày 7/2/2023, tại Nhà Điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - VNU) - Khu đô thị ĐHQGHN (Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội), đoàn Hiệp hội Bất động sản Việt Nam do Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đó, hai bên đã trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan như kinh nghiệm về việc triển khai các dự án đầu tư PPP; hỗ trợ đào tạo…
- Tháng 2/2023, Hiệp hội đã phát động Chương trình trồng cây xanh tại Hòa Lạc theo kêu gọi hưởng ứng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện tại, Hiệp hội đã vận động được các tổ chức, hội viên tham gia Chương trình với số lượng trên 100 cây. Hiệp hội tiếp tục kêu gọi các đơn vị thành viên, Hội viên, các doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ Chương trình để Hiệp hội triển khai trồng thành công các tuyến đường tại Đại học Quốc gia Hà Nội (cơ sở mới Hòa Lạc).
- Từ sau Đại hội V, các đơn vị thuộc và trực thuộc Hiệp hội như Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội đã tích cực tham gia, đóng góp, ủng hộ các chương trình vì người nghèo, hoạt động đền ơn, đáp nghĩa…
7. Hoạt động nổi bật của các đơn vị thuộc, trực thuộc doanh nghiệp hội viên Hiệp hội
7.1. Hội viên doanh nghiệp Bất động sản
Trong giai đoạn thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp và Hiệp hội thường xuyên đồng hành, tìm giải pháp, đề xuất và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Ủy ban của Quốc hội… Đồng thời, chủ động hợp tác, liên kết nhằm từng bước giải quyết khó khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp đã tìm các hướng đi mới vừa phù hợp thị trường, vừa góp phần phục hồi thị trường bất động sản. Nhiều doanh nghiệp như Vingroup, Sun Group, BRG, CEO Group, TASCO, Hoàng quân, Hưng Thịnh… đã và đang triển khai xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân gắn với bất động sản công nghiệp.
7.2. Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam
Hoạt động nổi bật tiêu biểu của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam là nghiên cứu khoa học và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa học trong lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, trên cơ sở được Chủ tịch và Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chỉ đạo thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách” do TS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch VNREA, Chủ tịch Tập đoàn CEO làm chủ nhiệm Đề tài, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện, đã tiếp tục cập nhật, bổ sung các dữ liệu, đánh giá thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp mới phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và hoàn chỉnh, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách: Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách. Cuốn sách được xuất bản theo hình thức sách Trung ương đặt hàng.
7.3. Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam
Với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí đã thường xuyên bám sát chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội; Hoạt động của Lãnh đạo và các đơn vị, tổ chức thành viên, hội viên để tuyên truyền nhanh, kịp thời các hoạt động của Hiệp hội, lãnh đạo Hiệp hội và các tổ chức thành viên, hội viên, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Tạp chí đã tập trung nghiên cứu, tham mưu, tuyên truyền cho Hiệp hội xây dựng các báo cáo, kiến nghị có liên quan đến thị trường bất động sản. Từ sau Đại hội V, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, các doanh nghiệp và đơn vị tư vấn kinh tế, tài chính tổ chức trên 30 chương trình, sự kiện Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn về các vấn đề của thị trường bất động sản Việt Nam.
7.4. Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội
Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội có mạng lưới thành viên liên kết trên khắp các tỉnh thành. Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản là TS. Nguyễn Hữu Cường, là nhà đầu tư, doanh nhân, đã thường xuyên hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản Việt Nam, nhất là mở rộng cơ hội giao lưu, đầu tư, hợp tác với các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM bảo trợ và chỉ đạo Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, Câu lạc bộ Bất động sản TP.HCM phối hợp với các tổ chức quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... tổ chức Diễn đàn bất động sản quốc tế tại TP.HCM năm 2023 vào ngày 01/4/2023.
Ngoài ra, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội đã kết nối nhiều chuyên gia, thường xuyên cung cấp thông tin đa chiều, phối hợp cùng báo đài trung ương, địa phương tích cực góp ý, phản biện các luật, các chính sách liên quan đến thị trường bất động sản, khơi gợi sự đoàn kết, tập hợp và làm việc với các hội viên tại các địa bàn phát triển bất động sản như TP.HCM, Phú Quốc… nhằm tháo gỡ khó khăn và xúc tiến triển khai các dự án.
7.5. Chi hội Môi giới Bất động sản Việt Nam
Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam giao đồng chí Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội chỉ đạo các đơn vị liên quan và Chi hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã công bố báo cáo thị trường hằng quý, tổ chức nhiều Tọa đàm, Hội thảo lớn về lĩnh vực môi giới và thị trường bất động sản và hợp tác đào tạo, nâng cao chất lượng nghề Môi giới bất động sản, như: Tọa đàm “Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam” và Hội nghị Ban chấp hành VARS 2023 dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại TP.HCM (ngày 25/02/2023); Hội thảo “Toàn cảnh thị trường bất động sản quý 1/2023 & Diễn biến thị trường quý 2/2023” (ngày 07/04/2023) tại Hà Nội…
7.6. Trung tâm tư vấn và Xúc tiến Đầu tư Bất Động Sản Việt Nam
Ngày 20/3/2023, Trung tâm tư vấn và Xúc tiến Đầu tư Bất Động Sản Việt Nam và Công ty Harmony and Happy Talents đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược về Tư vấn và Xúc tiến đầu tư bất động sản Việt Nam dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam và hơn 30 doanh nghiệp tại Đài Loan (Trung Quốc).
7.7. Trung tâm Phát triển Bất động sản
Trung tâm Phát triển Bất động sản đã phối hợp cùng các đối tác và chuyên gia sẽ tổ chức đang triển khai tổ chức sự kiện đào tạo "M&A trong lĩnh vực bất động sản". Đây là sự kiện giúp cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà môi giới bất động sản nắm được phương thức và quy trình M&A trong lĩnh vực BĐS từ lý thuyết đến thực tiễn cùng các case study thực tế M&A.
7.8. Ban Pháp chế Hiệp hội
Ban Pháp chế Hiệp hội đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, tham mưu và chuẩn bị cho Thường trực Hiệp hội các báo cáo kiến nghị, góp ý sửa đổi ba luật gửi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền…
III. Một số khó khăn, hạn chế
- Thứ nhất, một số tổ chức đơn vị chậm chỉnh sửa đổi Quy chế để Hiệp hội phê duyệt.
- Thứ hai, một số ít Ủy viên BCH, BTV chưa nhận thức đầy đủ, trách nhiệm về nhiệm vụ của mình theo Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã được Bộ Nội vụ phê duyệt và các Quy chế hoạt động và các Nghị quyết, chương trình của Hiệp hội. Do đó, còn hạn chế trong việc tham gia các hoạt động của Hiệp hội.
- Thứ ba, còn nhiều doanh nghiệp chưa tích cực phản hồi, tham gia ý kiến khi Hiệp hội tiến hành lấy ý kiến về việc sửa đổi các Luật cho thị trường bất động sản.
- Thứ tư, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, hơn lúc nào hết, các đơn vị và Hiệp hội càng phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Phần B: Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
Hiệp hội tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương để thực hiện:
1. Bám sát chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, sự kiện của Hiệp hội đồng hành cùng doanh nghiệp
2. Triển khai các chương trình thúc đẩy dự án đầu tư, đặc biệt là dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ và đề xuất giải pháp với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm ổn định, an toàn, lành mạnh phát triển thị trường bất động sản.
3. Kiện toàn, nâng cấp tổ chức và giao thêm nhiệm vụ cho các đơn vị trong Hiệp hội Bất động sản Việt Nam:
4. Kiện toàn cơ cấu tổ chức
- Tiếp tục kiện toàn và phân công Thường trực Hiệp hội, kiện toàn nhân sự Văn phòng Hiệp hội (bổ sung 02 Phó Tổng Thư ký Hiệp hội nhiệm kỳ V; 02 Phó Chánh Văn phòng Hiệp hội); kiện toàn nhân sự Ban Pháp chế Hiệp hội; Tiếp tục kiện toàn nhân sự chuyên viên Văn phòng Hiệp hội và các Trung tâm trực thuộc Hiệp hội.
- Xây dựng đề án đưa vào hoạt động Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ bất động sản trong năm 2023;
- Thành lập Ban Hội viên – Đào tạo và các Ban chuyên môn giúp Thường trực Hiệp hội thực hiện một số hoạt động nhiệm kỳ V trong năm 2023;
- Kiện toàn, ra mắt và tổ chức hoạt động Hội đồng Khoa học của Hiệp hội trong Quý 2/2023;
- Kiện toàn tổ chức, hoạt động của Chi hội Bất động sản du lịch và các đơn vị thuộc, trực thuộc Hiệp hội.
- Bổ sung khoảng 5 - 7 Uỷ viên BTV; 8 - 10 Uỷ viên BCH Hiệp hội, nhất là các vùng miền đang có tiềm năng phát triển bất động sản và các thành viên tích cực và có nhiều sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội.
- Rà soát, miễn nhiệm Ủy viên BTV với những đồng chí không có điều kiện thời gian tham gia các hoạt động của Hiệp hội và vi phạm Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
5. Công tác tư vấn, giám định và phản biện xã hội
- Ngay trong tháng 4/2023, Hiệp hội tổ chức các Hội nghị làm việc với các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan về sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
- Hiệp hội chỉ đạo, bảo trợ cho khoảng 20 cuộc Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm nhỏ (do các đơn vị cơ sở thuộc, trực thuộc Hiệp hội thực hiện) về các vấn đề quan trọng của thị trường bất động sản như chương trình Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đến năm 2030 và giải pháp cải tạo chung cư cũ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.
6. Phối hợp với Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn trong việc nắm bắt và thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản và đề xuất các kiến nghị, giải pháp phát triển bền vững thị trường.
7. Thường trực Hiệp hội tiếp tục làm việc với một số địa phương và các doanh nghiệp về phát triển nhà ở xã hội, bất động sản khu công nghiệp, cải tạo chung cư cũ…
8. Tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giám định và phản biện xã hội, trong đó, triển khai đề tài Xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam đến năm 2045.
9. Hệ thống quy chế: Hiệp hội tiếp tục chỉ đạo rà soát Quy chế nhiệm kỳ trước và phê duyệt các Quy chế tổ chức, hoạt động, kế hoạch hoạt động của các tổ chức cơ sở thuộc, trực thuộc Hiệp hội đảm bảo theo đúng Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.
10. Phát triển các tổ chức và hội viên
- Kiện toàn, nâng cấp tổ chức, giao nhiệm vụ toàn diện hơn đối với ít nhất 05 đơn vị trong Hiệp hội để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, toàn diện của Hiệp hội.
- Phối hợp chính quyền địa phương thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội Bất động sản tại các địa phương. Đẩy nhanh thủ tục thành lập văn phòng đại diện của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại khu vực miền Trung và miền Nam. Chú trọng phát triển hội viên các vùng, miền trong lĩnh vực thị trường bất động sản có tính đến yếu tố liên kết vùng.
- Tổ chức phát triển thêm ít nhất 20 hội viên tại các địa phương trong năm 2023; làm thủ tục công nhận hội viên chính thức cho các Hội, Hiệp hội địa phương theo quy định tại Điều lệ Hiệp hội được Bộ Nội vụ phê duyệt năm 2022;
11. Quan hệ quốc tế
- Tăng cường kết nối, hợp tác, tìm giải pháp và xúc tiến đầu tư với các tổ chức bất động sản quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: NAR (Hiệp hội Bất động sản và Môi giới Hoa Kỳ); ARENA (Hiệp hội Bất động sản các quốc gia Đông Nam Á); FIABCI (Liên đoàn Bất động sản Quốc tế); Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức hiệp hội các nước khu vực châu Á, Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc…;
- Tổ chức các đoàn đối ngoại ra nước ngoài phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển của Hiệp hội.
12. Các hoạt động khác
- Tổ chức Diễn đàn Bất động sản thường niên lần thứ 2 vào cuối năm 2023;
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư tại các địa phương trọng điểm, có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thị trường bất động sản. Tổ chức 03-05 sự kiện xúc tiến đầu tư bất động sản tại các địa phương;
- Tổ chức thi, xét giải thưởng bất động sản, giải thưởng môi giới bất động sản…
- Tổ chức lựa chọn Bài ca truyền thống của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong năm 2023;
- Tiếp tục phát động Chương trình trồng cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội cơ sở Hòa Lạc; Các chương trình Vận động vì người nghèo, ủng hộ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn…
13. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam được Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ, dưới sự chỉ đạo Nhà nước của Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan trên phạm vi toàn quốc và trên các lĩnh vực theo một thể thống nhất từ tư vấn, quy hoạch, quản lý đầu tư, dịch vụ, môi giới, đào tạo… liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Do đó, toàn thể các tổ chức, cá nhân các đơn vị thuộc, trực thuộc Hiệp hội đều phải có trách nhiệm, nhiệm vụ:
+ Tuân thủ đúng Điều lệ Hiệp hội và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của các Bộ hướng dẫn về hoạt động Hội.
+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Xây dựng và các bộ, ban, ngành liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, các Cục, Vụ, Viện của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai đúng chủ trương, nhất quán trong hành động.
+ Đoàn kết, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam theo phương châm: Đổi mới – Trí tuệ - Phát triển đã được Đại hội V xác định. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tập trung, dân chủ, thực hiện theo Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, tạo sự thống nhất. Mọi hành động tách rời các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tách rời tổ chức và hoạt động động trái với Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã được Bộ Nội vụ phê duyệt, các quy chế, quy định hoạt động của Hiệp hội và trái với quy định của pháp luật, trái với chủ trương của Bộ… thì đều là vi phạm. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ nghiêm túc xử lý trách nhiệm và báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm theo quy định.
Trong thời gian tới, BCH sẽ xem xét, cho ý kiến về một số trường hợp miễn nhiệm vị trí Ủy viên BCH hoặc BTV do bận công việc ở đơn vị đang công tác hoặc vi phạm Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và quy chế, quy định hoạt động, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xin trân trọng báo cáo và cảm ơn sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cơ quan quản lý của Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia, sự đồng hành của các Hiệp hội Bất động sản các địa phương và toàn thể doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông trong thời gian qua.
*****
TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ trình bày về thông tin bối cảnh, chính sách kinh tế vĩ mô và định hướng cho thời gian tới
Kính thưa TS. Nguyễn Văn Khôi, các chuyên gia, các anh chị em doanh nhân cùng toàn thể khách mời có mặt tại Hội nghị ngày hôm nay.
Sau đây, tôi xin có những báo cáo, bổ sung và đây có thể coi làm một kênh thông tin tham khảo giúp cộng đồng doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản yên tâm hơn trên hành trình phát triển doanh nghiệp của mình.
Trước hết, về vấn đề kinh tế vĩ mô và kinh tế quốc tế. Có thể thấy từ sau năm 2022 và quý I/2023, nền kinh tế phục hồi chậm, lạm phát giảm nhưng vẫn chưa thể trở về bình thường mà vẫn cao gấp 2 so với các ngân hàng trung ương mong muốn. Xu hướng thắt chặt tiền tệ để đưa lạm phát hạ thấp vẫn là chính sách được triển khai nhiều. Dự báo trong quý I và quý III năm 2023, nhiều quốc gia đều mong muốn FED dừng tăng lãi suất. Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua FED vẫn giữ nguyên quan điểm của họ và tăng 0,5% lãi suất đồng đô la trên thị trường Mỹ. Điều này đã gây ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào dòng vốn FDI.
Trong lúc đó, sau sự kiện 24/2/2022 chính thức xảy ra xung đột giữa Nga - Ukraine, giá năng lượng trên thế giới đã tăng đột biến. Sau đó, những nước sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch cũng đã chung tay đưa ra nhiều biện pháp để kìm hãm đà tăng giá này. Tuy nhiên, định giá trần xăng dầu có vẻ không thành công. Nguồn thu ngân sách của Liên bang Nga từ dầu, khí hóa lỏng vẫn cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nguyên liệu, hóa thạch của Mỹ và khu vực Bắc Âu là những đơn vị thu được lợi nhuận cao nhất.
Đầu tháng 3 vừa qua, giá năng lượng có xu hướng giảm nhưng đến những ngày đầu tháng 4 vừa qua, OPEC+ đã phản ứng quyết liệt và thống nhất giảm sản lượng khai thác. Giá dầu hiện tại vẫn có xu hướng tăng so với cuối năm 2022 nhưng nếu so với đầu năm 2022 thì đã có xu hướng giảm. Một trong những lý do là bởi mùa đông năm nay ở châu Âu không lạnh như những năm khác và mùa hè thì cũng tương đối nóng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trở lại nhưng đời sống người dân đa số các nước vẫn khó khăn, điển hình là phong trào phản đối giá cả và giá lương thực ở Anh, đình công ở Pháp và Đức... Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động kinh doanh của nhiều quốc gia.
Với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, năm vừa qua họ đã tiến hành mở cửa thành công. Thêm vào đó, với dàn lãnh đạo mới, Trung Quốc cũng đang có những bước đi mới trong việc điều hành kinh tế và tái khởi động thành công trên tất cả các lĩnh vực.
Thời gian tới, dự báo xung đột chiến sự giữa Nga - Ukraine vẫn sẽ còn tiếp tục khi 2 bên đang thực hiện những chính sách “vờn” nhau.
Tình hình tháng 3 còn ghi nhận một số ngân hàng tương đối lớn của Mỹ đã phải đóng cửa, trong đó có cả những ngân hàng rất nổi tiếng có nhiều hoạt động thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam vay, bảo trợ. Đây là dấu hiệu mà nhiều người nói là chớm lại cuộc khủng hoảng tháng 9/2008, vậy nhưng phản ứng của Chính phủ đã có kinh nghiệm hơn trước những diễn biến khó lường. Như thế chúng ta có thể dự báo việc xuất khẩu 2023 của Việt Nam sẽ tiếp tục khó khăn.
Về đầu tư FDI, dự báo trên thế giới xuống rất thấp, từ 251 tỷ đô la xuống còn 85 tỷ đô la . Đó là sự khó khăn với kinh tế thế giới và cả Việt Nam.
Với Việt Nam, GDP quý I chỉ tăng 3,5%, thấp thứ hai trong vòng 10 năm trở lại đây (năm 2022, tăng 3,2%). Nền trăng trưởng từ quý II - IV/2022 là tương đối cao. Như vậy, để đạt được bình quân 6,5% thì 3 quý còn lại đòi hỏi tăng lớn nhưng nguồn lực, động lực tăng ở đâu, thị trường thế giới ở đâu hấp thụ?
Riêng kinh tế Việt Nam trong quý I, tăng trưởng xây dựng tăng 1,9%, dự báo cả năm tăng 5%. Dịch vụ quý I tăng 6,7%, dự báo cả năm tăng 9,5 - 10%. Về CPI, lạm phát, nhiều tổ chức có niềm tin giữ lạm phát ở mức chấp nhận được 4 - 4,5% năm 2023.
Chúng ta cần chú ý, sụt giảm về xuất nhập khẩu trong quý I là 2 con số, đây là sụt giảm tiềm ẩn khó khăn. Việc thu hút vốn FDI quý I giảm. Về chủ quan, chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế chậm đi vào cuộc sống, tín dụng tăng thấp.
Mặc dù quý I có Tết Nguyên đán nhưng nhìn vào khối lượng đơn đặt hàng của các doanh nghiệp thì tiềm ẩn khó khăn của các doanh nghiệp là rất lớn.
Tín dụng tăng trưởng thấp, nền kinh tế không hấp thụ được, ngân hàng tuy không hạn chế room tín dụng nhưng tiêu chuẩn để cho vay cao, nên hạ chuẩn. Tuy nhiên, đây là việc thảo luận, hiệp thương giữa các doanh nghiệp với nhau.
Với kinh tế Việt Nam, nhiều địa phương tăng trưởng âm. Bắc Ninh -11,85%, Quảng Nam với động lực Thaco -10,88%, Bà Rịa – Vũng Tàu -4,75%, Vĩnh Phúc -2,47%. Lĩnh vực bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn.
Bức tranh quý I không hẳn sáng nhưng không hẳn là không thấy ánh sáng ở phía cuối. Tổng đầu tư quý I là 3,6%, trong đó vốn tư nhân và FDI tương đương cùng kỳ.
Vốn Ngân sách Nhà nước tăng. Về tài chính, tiền tệ, tỷ giá USD/VND đang có xu hướng giảm.
Trong tháng 3, Ngân hàng Nhà nước 3 lần điều chỉnh hạ lãi suất điều hành. Trong báo cáo quý I của Ngân hàng Phát triển Châu Á đó là đột biến, đáng lưu tâm. Đây là xu hướng đi trước, lường trước được và đi trước để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng thấp 2,06%, tăng trưởng huy động 0,77%.
Tổng phương tiện thanh toán 0,57%. Trái phiếu doanh nghiệp 28.500 tỷ đồng, trong đó 85% là doanh nghiệp bất động sản.
Như vậy, một số doanh nghiệp phát hành thành công trong mấy tháng đầu năm, để thấy rằng Nghị định 08, Nghị quyết 01 Chính phủ mặc dù mới đi vào đã có tác động tương đối tích cực, củng cố được niềm tin, xây dựng được niềm tin với điều hành của Chính phủ. Kinh tế năm 2023 có những điểm sáng, điểm tối nhưng điểm sáng là nội lực của chúng ta.
“Ngoại lực là quan trọng nhưng nội lực là quyết định”. Nếu xử lý tốt về thể chế, mối quan hệ của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước thì nội lực sẽ được phát huy. Tôi xin nhắc lại câu nói của Thủ tướng Chính phủ “không ai nắm tay đến sáng, gối tay đến tối”, nên lời khuyên của một người làm kinh tế vĩ mô như tôi là “cùng tồn tại”, cần chia sẻ lợi nhuận với xã hội, với chính khách hàng.
Với thanh khoản của khối trái phiếu còn lại, sẽ còn gặp khó khăn trong đàm phán với trái chủ, có nâng lãi suất hay không, đổi bằng vật chất hay không… Mặc dù chúng tôi đã tạo hành lang nhưng mọi việc còn phụ thuộc vào đàm phán của chính doanh nghiệp và trái chủ.
Hy vọng, góc nhìn của người làm điều hành kinh tế vĩ mô sẽ giúp được các doanh nghiệp trong quá trình điều hành kinh tế của mình.
TS. Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội BĐS VN, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phát biểu khai mạc và chỉ đạo cuộc họp
Hôm nay chúng ta tổ chức buổi gặp rất ý nghĩa nhằm lắng nghe kết quả đạt được trong năm 2022, đồng thời phân tích những khó khăn, hạn chế, tồn tại trong hoạt động của Hiệp hội cũng như thị trường bất động sản toàn quốc. Từ đó có những giải pháp kiến nghị, thúc đẩy thị trường hồi phục.
Từ tháng 8/2022, khi thị trường bất động sản rơi vào khó khăn, Chính phủ, bộ, ban ngành Trung ương đã quan tâm tìm các giải pháp đồng hành cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong việc tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn. Đặc biệt Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng và các chuyên gia cấp cao cùng bàn thảo, góp ý hoàn thiện các luật liên quan đến thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Hiệp hội đã tổ chức khoảng 30 cuộc họp, hội nghị, hội thảo để lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, thị trường bất động sản đón nhận Nghị định 08 gỡ khó cho trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết 33 chỉ đạo tháo gỡ khá toàn diện cho thị trường. Từng bước các bộ ngành cũng ban hành thông tư, thực hiện các thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ cũng được thành lập nhằm tháo gỡ những ách tắc của doanh nghiệp, địa phương.
Thời gian qua, vai trò của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, của các hiệp hội thành viên và chuyên gia trong Hiệp hội đã thể hiện rõ qua việc đóng góp nhiều ý kiến, một phần nội dung những góp ý này được đưa vào thông tư của bộ ngành. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của Cục Nhà ở và quản lý thị trường bất động sản (Bộ xây dựng) và các Cục thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, hỗ trợ hiệp hội trong từng bước đi.
Buổi gặp mặt của chúng ta hôm nay diễn ra đúng vào thời điểm thị trường đang có những tín hiệu tích cực. Tôi hy vọng tại buổi gặp gỡ này, chúng ta sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, để thị trường bất động sản giảm bớt những khó khăn, hướng tới phục hồi, nhất là tháo gỡ cho phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ xuống cấp, giải phóng cho những sản phẩm bất động sản tồn kho.
Thay mặt Hiệp hội, tôi chân thành cảm ơn các cơ quan bộ ngành Trung ương, địa phương, đặc biệt là Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ và các chuyên gia đã đồng hành cùng chúng tôi những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn từ năm 2022 đến nay, đã hỗ trợ cho Hiệp hội bất động sản Việt Nam từng bước đi một, tháo gỡ những tồn tại trong hoạt động. Chân thành cảm ơn sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan truyền thông, báo chí.
Xin chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa Hội nghị,
Được sự đồng ý của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chúng tôi long trọng tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và gặp mặt hội viên thường niên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Trước tiên, chúng tôi Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xin gửi lời chúc sức khỏe toàn thể hội nghị.
Hội nghị hôm nay rất vui mừng được đón tiếp toàn thể hội viên của Hiệp hội trên cả nước và thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Chúng tôi vinh dự đón các đồng chí khách mời tham dự chương trình:
Toàn thể hội viên của Hiệp hội Bất động sản trên khắp cả nước cùng các thành viên, ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Về phía cơ quan trung ương:
- TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ Tướng Chính phủ;
- Bà Thang Thị Hạnh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ Bộ Nội vụ
- Đồng chí Hoàng Hải - Cục Trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản – Bộ Xây dựng
- Đồng chí Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam
- Đồng chí Đoàn Trịnh Tùng - Giám đốc Cung triển lãm quy hoạch, Bộ Xây dựng.
Về phía UBND TP. Hải Phòng và các Sở ngành:
Ông Đỗ Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hải Phòng, cùng lãnh đạo các cơ quan TP. Hải Phòng.
Về phía các chuyên gia cao cấp có sự tham dự của: PGS. TS Trần Đình Thiên; TS. Võ Trí Thành; TS. Vũ Đình Ánh; GS. Hà Tôn Vinh; PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến.
Về phía đơn vị tài trợ có sự tham dự của:
Ông Vũ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Vingroup, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Cùng các cơ quan báo chí, đài truyền hình trung ương và địa phương.
Đồng chí Nguyễn Thành Công, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giới thiệu Đoàn Chủ tịch:
- Tham dự Hội nghị có sự hiện diện của lãnh đạo của các cơ quan Trung ương, lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng, sự có mặt của 245 hội viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong đó có 85 Uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Sau đây, xin trân trọng giới thiệu đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị:
1. Đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội;
2. Đồng chí Đỗ Viết Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam;
3. Đồng chí Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam;
4. Đồng chí Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam;
5. Đồng chí Nguyễn Thành Công, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Xin giới thiệu Đoàn Thư ký ghi chép nội dung Hội nghị:
1. Đồng chí Trương Thái Sơn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam;
2. Đồng chí Phạm Hoài Thu, Phụ trách hành chính, Văn phòng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Xin trân trọng kính mời các đồng chí lên làm việc!
Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và gặp gỡ hội viên năm 2023 được tổ chức ngày 8/4/2023 tại Hải Phòng để đánh giá tình hình thực hiện từ sau Đại hội V Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới để thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan nhằm sớm ổn định, an toàn và phát triển bền vững thị trường bất động sản.
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, VNREA đã tập trung làm rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, dự báo và đánh giá tác động của những khó khăn trong thời gian tới; kết nối các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương để giải quyết vướng mắc của từng dự án.
Những đề xuất kiến nghị của VNREA trong thời gian qua đã được các cơ quan bộ ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ đưa vào một số nội dung trong các nghị quyết, nghị định nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường và các doanh nghiệp bất động sản./.
Nhóm PV