Khoa học công nghệ không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh, phát triển kinh tế tạo không ít sức ép đến môi trường,ứng dụng công nghệ xanh để bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, người dân.

Theo kinh nghiệm của một số nước, để thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở các quốc gia có thể khác nhau nhưng đều hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh; giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính; kích thích với biến đổi khí hậu; phát triển công nghệ xanh và các ngành công nghiệp sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch… nhằm buộc các nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm; khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường.

Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Syntegra Solar và Tập đoàn GFS mục tiêu đầu tư phát triển trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, khoa học công nghệ ứng dụng - năng lượng tái tạo

Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Syntegra Solar và Tập đoàn GFS với mục tiêu đầu tư phát triển trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, khoa học công nghệ ứng dụng - năng lượng tái tạo

Theo giới chuyên gia, trong khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặc trưng bởi công nghệ cao, máy móc hiện đại, nền tảng công nghệ xanh... thì Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn công nghiệp lần thứ 2, chủ yếu là dây chuyền gia công lắp ráp, phát triển dựa vào chi phí nhân công giá rẻ và nguồn tài nguyên sẵn có, chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã ý thức được phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, để phát triển bền vững; thực hiện tốt quy hoạch bảo vệ môi trường; đặc biệt là nâng cao năng lực của mình, tận dụng mọi cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 để tăng hiệu quả kinh tế.

Điển hình là nhiều năm qua, Tập đoàn Five Star Group (GFS) đã tạo bứt phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ hoạt động sản xuất - kinh doanh đặc biệt là khoa học công nghệ. Thấu hiểu vai trò khoa học trong sản xuất, kinh doanh và trong cuộc sống, GFS đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc các công nghệ tiên tiến trên thế giới để đưa ra giải pháp ứng dụng, chuyển giao tại Việt Nam. Những công nghệ xanh, tiết kiệm nhiên liệu được chúng tôi đặc biệt chú trọng ứng dụng trong các dự án của mình nhằm đóng góp vào nỗ lực xây dựng môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhiều dự án chuyển giao công nghệ đã được Công ty Cổ phần JIVC - Công ty thành viên thuộc tập đoàn GFS đưa vào ứng dụng thành công trong các dự án trong và ngoài nước như: Công nghệ gia cố nền đất NeowebTM là công nghệ phân tách, ổn định và gia cố nền đất được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, giao thông vận tải và thủy lợi. Công nghệ này giúp giảm thời gian thi công, giảm chi phí xây dựng và duy tu sửa chữa sau này. Đây cũng là giải pháp công nghệ xanh cho các công trình mái dốc và tường chắn đất được áp dụng thành công trong các dự án tại Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội và Phú Thọ. Công nghệ “Tái sinh và bảo dưỡng nguội mặt đường bê tông nhựa TL-2000” được ứng dụng trong duy tu, trùng tu, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu áo đường bê tông nhựa trên đường ô tô, sân bay,…Công nghệ TL-2000 đã được áp dụng thành công tại hơn 10 dự án trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Australia và Đại sứ quán Mỹ tại Kazakhstan,…

Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ, Tập đoàn GFS đã thành lập Viện Công nghệ GFS là nơi quy tụ và hợp tác với các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Isarel…

Hiện nay, Viện Công nghệ GFS đang liên kết chiến lược với các tổ chức khoa học - công nghệ hàng đầu Việt Nam và nước ngoài như: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ty TNHH Dược khoa - Trường đại học Dược, Viện Vật lý Nhiệt – Viện Hàn lâm Ucraina…

Giới chuyên gia nhấn mạnh công nghệ xanh là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là một lĩnh vực tràn đầy triển vọng phát triển trong tương lai. Bởi vậy, các quốc gia theo đuổi công nghệ xanh nghĩa là không chỉ hướng tới mục tiêu môi trường mà còn nhắm tới một lĩnh vực có khả năng tạo sinh khí mới cho nền kinh tế. Theo tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam coi công nghệ sạch và năng lượng sạch là chìa khóa để giảm phát thải khí nhà kính từ 8 đến 10%, hướng tới mục tiêu đến năm 2050 sẽ tiếp tục giảm thêm 1,5-2%. Theo đó, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020, 50% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các công nghệ xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo ước tính của Chương trình Công nghệ Thích ứng với Biến đổi Khí hậu.

Để đạt được mục tiêu, rất cần những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư phát triển khoa học và công nghệ gắn với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm cơ hội xây dựng mô hình chuyển đổi từ khu công nghiệp thành khu công nghiệp sinh thái thông qua các cuộc giao lưu trao đổi với chuyên gia, đối tác trong và ngoài nước.

Theo reatimes.vn

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế cho doanh nghiệp tại chuyên mục Nghiên cứu - Tham khảo của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn