Dưới đây là 5 công trình kiến trúc sử dụng các bức tường xanh để mang lại không khí trong lành cho tòa nhà, ngoài ra còn thể hiện sự tinh tế về thẩm mỹ trong xu hướng kiến trúc hiện đại.

Trụ sở chính Lendlease (Sydney)

Bức tường xanh của công trình này cao 6 mét được tạo ra từ 5.000 cây xanh. Trong hai năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS) phát hiện ra, mỗi giờ bức tường xanh đã loại bỏ được hơn 24 lít carbon dioxide - mức thải bỏ carbon dioxide cao nhất ghi nhận được trong các tài liệu khoa học.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng bức tường màu xanh lá cây có tác dụng để làm mát nhiệt độ không khí xung quanh, giúp giảm chi phí điều hòa không khí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

 

Jock Gammon, chủ sở hữu công trình cho biết: "Hơi thở của người trong tòa nhà sẽ được bức tường lọc thải thông qua mô-đun và trên lá cây. Hệ thống thông gió này mang lại tất cả các lợi ích của tường xanh truyền thống như giảm carbon dioxide, lọc các chất ô nhiễm không khí và làm mát và làm ẩm không khí trong nhà - nhưng ở mức độ hiệu quả hơn nhiều”.

Vườn đứng Quebec

Được gọi là vườn dọc cao nhất thế giới vào năm 2014, “The Currents” là một trình được thiết kế và thi công bởi Green Over Gray, lấy cảm hứng từ sông St Lawrence gần đó.

Sau khi hoàn thành, bức tường này cóđộ cao 65m, có tổng cộng 42 loài thực vật. Được biết, các cá thể thực vật được bố trí với sắc thái khác nhau sắp xếp theo màu sắc, kiểu dáng với kết cấu khác nhau.

Đặc biệt, bức tường còn sử dụng Mauno Loa của Spathiphyllum, thường được gọi là hoa lily hòa bình. Đây là một trong những loài thực vật sản xuất oxy hiệu quả nhất cho không khí sạch và trong lành.

Sân bay Changi Singapore

Sân bay Changi của Singapore đã được công nhận nhiều lần như là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới. Bức tường xanh của công trình này bao gồm hơn 10.000 cây với 25 loài thực vật, thể hiện sự phong phú, đa dạng và đặc trưng của rừng nhiệt đới Equatorial ở Đông Nam Á.

Bức tường màu xanh lá cây giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong nhà ga. Độ ẩm được bổ sung thông qua một hệ thống phun sương tích hợp, và chất dinh dưỡng của cây được duy trì thông qua  hệ thống tưới nhỏ giọt.

Nhóm làm việc của dự án cho biết: "Tấm thảm màu xanh lá cây được thiết kế để không che giấu bức tường khổng lồ, nhưng để làm dịu tỷ lệ của nó".

Bệnh viện Barshinge (Pennsylvania)

Lợi ích của thiết kế sinh học trong các bệnh viện đã được ghi nhận rõ trong kiến ​​trúc bởi nó đặc biệt có ý nghĩa khi kết hợp các dự án chăm sóc sức khoẻ với các bức tường xanh.

Các kiến ​​trúc sư dự án đã kết hợp để cùng lắp đặt một bức tường màu xanh lá cây trong hành lang của Viện Ung thư. Bức tường này nhằm giúp tạo ra một môi trường bình tĩnh cho bệnh nhân đang được điều trị, cũng như người thân của họ.

Chiều cao của bức tường khoảng 33m và được trang bị hệ thống tưới tuần hoàn. Điều này có nghĩa là nước trong tường luôn không có mầm bệnh. Ngoài ra, cây trồng còn được nhận đầy đủ ánh sáng phát triển.

City Hall - Tòa thị chính Seoul

Tòa thị chính Seoul là một công trình kiến ​​trúc hiện đại có đặc điểm chính là mặt tiền bằng kính cong cong. Một bức tường màu xanh lá cây dài 7 tầng được lắp đặt bên trong tòa nhà khoảng một năm sau khi mở cửa. Việc bổ sung màu xanh lá cây này được thực hiện với ý định làm mềm mặt tiền bằng thép và kính của tòa nhà.

Được biết, bức tường có kích thước bằng một sân bóng đá, là tập hợp của 70.000 cây cá thể từ 14 loài khác nhau.

An Vũ

Bạn đang đọc bài viết 5 bức tường xanh góp phần nâng cao kiến trúc công trình tại chuyên mục Nghiên cứu - Tham khảo của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn