John Dulac, một nhà xây dựng chính sách công nghệ năng lượng của Ủy ban Năng lượng toàn cầu (IEA) nhận định: “Chúng ta cần thúc đẩy để thị trường xây dựng đi theo hướng từ công nghệ kém hiệu quả đến công nghệ cao sử dụng năng lượng hiệu quả”.
Ông nhấn mạnh những bóng đèn led tiết kiệm năng lượng từ một sản phẩm mới ra đời thì nay đã chiếm tới 30% thị phần đèn chiếu sáng chỉ trong 4 năm như một ví dụ cho sự phát triển mạnh mẽ của những công nghệ năng lượng hiệu quả.
Dulac kêu gọi: “Phải đẩy mạnh thị trường của các công nghệ mới và đặt ra tiêu chuẩn tiêu thụ năng lượng cho ngành xây dựng, cải tạo và xây dựng thiết bị, buộc thị trường phải đi theo hướng giải quyết năng lượng hiệu quả hơn, đặc biệt là khi chúng ta đã biết về lợi ích chi phí của những giải pháp này lớn như thế nào”.
Muốn làm được điều đó thì cũng cần một hậu thuẫn kinh tế vững chắc hơn cho các nhà đầu tư xây dựng để họ áp dụng những công nghệ giảm phát thải CO2 và đẩy mạnh công nghệ năng lượng hiệu quả, ông nói thêm.
“Hãy coi việc phát triển các công trình bền vững như một vấn đề của chính phủ”, Jennifer Layke, giám đốc Chương trình Năng lượng toàn cầu, chuyên gia cố vấn của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) kêu gọi. Cô cũng cho biết rằng những đóng góp mang tính quốc gia từ các nghiên cứu của WRI (NDCs) đều đi theo Hiệp định Paris.
Tuy những công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm lượng phát thải khí nhà kính ngày nay đều có sẵn và giá cả rất phải chăng nhưng chúng ta lại không có hệ thống để triển khai nó nhanh chóng đúng mức cần thiết.
Nhìn vào các chương trình nghị sự quốc gia, chẳng hạn NDCs, đến các chương trình có quy mô nhỏ hơn như ở địa phương hay cấp độ thành phố, có thể thấy việc thay đổi trong áp dụng công nghệ, ví dụ như công nghệ đánh giá vòng đời công trình, là vô cùng quan trọng, Layke nhận định.
Các công cụ đo đạc, phân tích dữ liệu là một công cụ mạnh để cắt giảm CO2 trong lĩnh vực xây dựng - Arno Schlueter, giáo sư hệ thống xây dựng và kiến trúc tại Học viện Liên bang Thụy Sĩ về Công nghệ ETH Zurich, đồng thời cũng là một nhà đầu tư lớn của Phòng nghiên cứu các thành phố tương lai thuộc Trung tâm ETH SIngapore cho biết. Ví dụ, các nhà quản lý có thể xem xét việc trợ cấp, hỗ trợ kinh tế cho các dự án xây dựng xanh dựa trên những dữ liệu thu thập được, ông dẫn chứng.
ETH Zurich đã phân tích dữ liệu của một cộng đồng gồm 300 ngôi nhà, thu thập 50 mẫu khác nhau của dữ liệu công trình và nghiên cứu những con số để thấy được nơi nào đầu tư công nghệ mới sẽ đem lại hiệu quả cắt giảm phát thải khí nhà kính đạt hiệu quả lớn nhất.
Phải đẩy mạnh thị trường của các công nghệ mới và đặt ra tiêu chuẩn tiêu thụ năng lượng cho ngành xây dựng, cải tạo và xây dựng thiết bị, buộc thị trường phải đi theo hướng giải quyết năng lượng hiệu quả hơn, đặc biệt là khi chúng ta đã biết về lợi ích chi phí của những giải pháp này lớn như thế nào.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng bằng cách đầu tư công nghệ mới vào 80 trong số 300 công trình, họ có thể giảm được tới 80% khí CO2 phát thải mà số tiền đầu tư lại ít hơn rất nhiều so với việc sử dụng các phương pháp thông thường. Bằng cách đầu tư theo những dư liệu để tập trung vào một điểm thay vì đầu tư dàn trải thì các khoản đầu tư công cũng sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, Schlueter cho biết.
Những gì mà ngành xây dựng cần chính là sự chuyển đổi theo cấp số nhân hơn là chỉ có sự tăng lên nhãn tiền, phi thực tế, Christiana Figueres, Thư ký điều hành xây dựng Công ước của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, KTS của Hội nghị Paris nhận xét. “Lĩnh vực xây dựng rất quan trọng nhưng không thể cứ mãi đi theo những phương thức truyền thống mà phải tiến về phía trước thật nhanh để cắt giảm CO2 phát thải thông qua các cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng năng lượng hiệu quả."
Phan Minh (Nguồn: Eco-Business)