Người dân New York (Mỹ) đã từng chứng kiến nước nhấn chìm thành phố của mình trong suốt cơn bão Sandy. Đối với họ, đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu chính là cuộc chiến vì sự sống của mình.

New York dùng biện pháp nâng cấp công trình cũ để đối mặt với biến đổi khí hậu

New York dùng biện pháp nâng cấp công trình cũ để đối mặt với biến đổi khí hậu

Theo đó, New York đang thực hiện mục tiêu “khai tử” đối với nguồn phát thải khí nhà kính số 1 của thành phố chính là những công trình cũ. Các công trình lớn trong thành phố sẽ được yêu cầu phải đạt mục tiêu sử dụng năng lượng hóa thạch một cách nghiêm ngặt.

Những nguyên tắc mới này sẽ bắt buộc 14.500 công trình xuống cấp phải nâng cấp hệ thống lò sưởi, máy nước nóng và cửa sổ để đạt tiêu chuẩn năng lượng hiệu quả nhất. Mỗi công trình cũng phải chịu trách nhiệm cho 1/4 tổng lượng khí CO2 phát thải.

Ở các thành phố khác cũng đặt ra những tiêu chuẩn cho công trình mới. Điều này rất quan trọng nhưng không hiệu quả bằng việc nâng cấp những công trình đang tồn tại – nguồn phát thải lớn nhất hiện nay.

Việc nâng cấp giúp tiết kiệm rất nhiều tiền khi có thể biến công trình trở nên hiệu quả hơn. Thời gian hoàn vốn nâng cấp trung bình trong vòng 5 – 15 năm, sau khi chủ sở hữu công trình tiết kiệm được vô số chi phí từ việc sưởi ấm, làm lạnh và cung cấp năng lượng cho công trình. Bằng cách cho những chủ công trình tiếp cận với nguồn trợ cấp lãi suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật, chúng ta có thể làm cho việc nâng cấp công trình cũ thành Công trình Xanh, bền vững là một đề xuất tuyệt vời đối với mọi nhà đầu tư.

Tuy nhiên, chính quyền cũng cần đưa ra quan điểm rõ ràng đối với những chủ đầu tư không chịu đi theo xu hướng xanh hóa chung. Ví dụ, ở New York, một chủ đầu tư của tòa tháp rộng hơn 9 nghìn mét vuông sẽ phải nộp phạt 2 triệu USD cho đến khi công trình của đơn vị này đạt tiêu chuẩn Công trình Xanh.

Lợi ích cộng đồng ở đây là không thể phủ nhận. Việc nâng cấp những công trình lớn nhất của thành phố New York sẽ giống như loại bỏ được sự phát thải của 9.000 chiếc ô tô trên đường mỗi năm. Theo Eco-Business ước tính, điều này có thể tạo ra được thêm 19 nghìn công việc “xanh” với thu nhập khá cho thành phố này.

“Đây sẽ là một công việc khó khăn và gây nhiều tranh cãi trong việc luật hóa phát triển Công trình Xanh. Do đó, chúng ta phải hành động ngay từ hôm nay”, Eco-Business chia sẻ.

Phan Minh (Nguồn: Eco-Business)

Bạn đang đọc bài viết Hành động thực tế chống biến đổi khí hậu của "thành phố không ngủ" New York tại chuyên mục Nghiên cứu - Tham khảo của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn