Gạch thông minh

Dự án Living Architecture (LIAR) đang phát triển loại gạch thông minh có khả năng tái chế nước thải và tạo ra điện để xây dựng nhà, không gian công cộng và công sở. Gạch thông minh chứa những tế bào vi khuẩn và tảo làm cho gạch thích nghi được với điều kiện môi trường thời tiết thay đổi liên tục.

Gạch thông minh trong tương lai thống trị thế giới vật liệu xây dựng?!

Gạch thông minh trong tương lai thống trị thế giới vật liệu xây dựng?!

Dùng lá cây lợp mái đã được sử dụng từ nhiều thế kỉ trước, đến nay, nó vẫn là một sự lựa chọn để xây nhà được nhiều người lựa chọn cho mãi đến khi cách mạng công nghiệp bùng nổ.

Hiện nay, nhà lợp lá lại càng ngày càng trở nên phổ biến với các nguyên liệu khác nhau như lá sậy, rơm và thậm chí là các loại cỏ vì nhà lợp lá có thể chống chịu mọi điều kiện thời tiết.

Nhà lợp lá, xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh mới trên thế giới

Nhà lợp lá -xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh mới trên thế giới

Mặc dù việc xây dựng một căn nhà lợp lá cần nhiều lao động làm việc vất vả và khó khăn nhưng nó vẫn trở thành một xu hướng phổ biến ở vùng đồng quê nước Anh và nhiều nước có khí hậu nóng.

Tấm năng lượng mặt trời

Tấm năng lượng mặt trời là một phát minh mới trong ngành xây dựng. Ý tường của phát minh này xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện ở các khu vực nông thôn và hẻo lánh. Nó được làm ra từ những lớp silicon bao phủ bên ngoài pin PV có khả năng chuyển hóa ánh nắng mặt trời thành điện năng. 

Tấm năng lượng mặt trời giúp giản chi phí điện hàng ngày và cung cấp nguồn năng lượng vĩnh cửu. Do năng lượng mặt trời là miễn phí và tái tạo được nên tấm pin này giúp giảm ô nhiễm môi trường, các chất gây ung thư trong không khí, giảm tình trạng phá hoại rừng, bảo vệ đa dạng sinh thái và làm giảm khí các-bon.

Tấm năng lượng mặt trời giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nhiều khía cạnh

Tấm năng lượng mặt trời giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nhiều khía cạnh

Tấm năng lượng mặt trời rất dễ để bảo trì và làm giảm gần 3 tấn các-bon-đi-ô-xít mỗi năm.

Tuy nhiên, việc lắp đặt những tấm pin này rất tốn kém và khó khăn. Hiện nay, ngói năng lượng mặt trời đang được phát triển như một giải pháp thay thế cho tấm năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, việc lắp đặt nó còn kém hiệu quả và đắt hơn nữa.

Gỗ

Gỗ là một loại vật liệu có thể tái tạo được trong xây dựng vì gỗ cứng bền và là một kết cấu độc lập có tuổi thọ cao. Gỗ sồi và gỗ xẻ là hai loại gỗ cứng phổ biến nhất.

Nhà gỗ có tuổi thọ cao và là giải phái pháp thân thiện với môi trường

Nhà gỗ có tuổi thọ cao và là giải phái pháp thân thiện với môi trường

Ngôi trường đại học bằng tre ở Bali, Indonesia

Ngôi trường đại học bằng tre ở Bali, Indonesia

Tre cũng là một loại gỗ mềm phổ biến vì người ta có thể sử dụng nó một cách linh hoạt. Tre thường được sử dụng làm sàn, hàng rào, giàn và đồ nội thất. Tre lại mọc rất nhanh và khỏe sau khi bị chặt nên tre thực sự là một vật liệu đáng tin cậy trong xây dựng.

Đá vôi

Đá vôi đặc biệt phổ biến ở Mĩ, nó là nguồn nguyên liệu tự nhiên có tuổi thọ rất dài. Nó thường được sử dụng để làm gạch ốp, lát nền và tường. Các công trình bằng đá vôi đều ít cần đến sự bảo trì do các nguyên tố kiềm trong nó phản ứng hóa học rất linh hoạt để bao bọc các lớp bên trong lại.

Một trong 7 kì quan nhân tạo thế giới vẫn còn tồn tại tới này được xây dựng từ đá vôi

Một trong 7 kì quan nhân tạo thế giới vẫn còn tồn tại tới này được xây dựng từ đá vôi.

Các công trình kiến trúc cổ xưa nổi tiếng trên thế giới như kim tự tháp Ai Cập, đấu trường Hy Lạp và nhiều công trình nhỏ hơn đều được xây dựng từ đá vôi.

Mặc dù loại vật liệu này khá đắt nhưng nó tạo ra sức sống trường tồn cho công trình. Điều này khiến đá vôi trở thành một trong những vật liệu xanh được ưa chuộng./. 

Phan Minh (Nguồn Construsction Global)

Bạn đang đọc bài viết Kiến trúc xanh, Kỳ 4: Những loại vật liệu xây dựng xanh phổ biến trên thế giới tại chuyên mục Nghiên cứu - Tham khảo của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn