Theo đó, hai sự phát triển mạnh mẽ nhất của năng lượng mặt trời đến từ Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Theo trang tin Inhabitat, Ấn Độ, một quốc gia Nam Á đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường đã quyết tâm hướng đến mục tiêu đô thị xanh. Trước hết, nước này đã bắt đầu với việc tăng gấp đôi lượng năng lượng mặt trời cung cấp cho các tòa nhà và khu dân cư để thay thế phần lớn năng lượng điện được tạo ra từ nguyên liệu hóa thạch. Đồng thời, loại hình này rất cần thiết và phù hợp với Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn với khoảng 300 ngày nắng/năm.
Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng một cánh đồng năng lượng mặt trời (cánh đồng được lắp đặt với nhiều triệu tấm pin năng lượng mặt trời che kín toàn bộ mặt đất) với công suất cung cấp điện lên tới 20GW-40GW. Đây mới chỉ là bước đầy tiên bước tiếp theo của kế hoạch đô thị xanh của Ấn Độ cũng đã được vạch ra.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley, Bộ năng lượng mới và năng lượng tái tạo (MNRE) sẽ đảm nhận trách nhiệm phát triển những dự án lớn hơn nữa để tiếp nối dự án cánh đồng năng lượng mặt trời trên.
Báo cáo của MNRE năm 2014 với tựa đề “Kế hoạch phát triển dự án siêu năng lượng măt trời và cánh đồng năng lượng mặt trời” chỉ ra rằng: Những dự án năng lượng này có thể được xây dựng ở bất kì khu vực nào trên đất nước Ấn Độ. Tuy nhiên, việc phân tách các dự án ra những khu vực nhỏ lẻ có thể làn tăng chi phí xây dưng và vận chuyển. Vì vậy, việc phát triển các siêu dự án với quy mô lớn sẽ vừa giải quyết được vấn đề năng lượng cho ước mơ đô thị xanh của Ấn Độ lại vừa tiết kiệm chi phí xây dựng một cách tối đa.
Ngoài ra mới đây, tờ The Indian Express đưa tin Chính phủ Ấn Độ cũng vừa phê duyệt 33 dự án cánh đồng năng lượng mặt trời được xây dựng ở 21 bang. Với sự phát triển mạnh mẽ đó của năng lượng mặt trời ở Ấn Độ, tờ CleanTechnica nhận định mục tiêu đạt 10GW điện mặt trời đến tháng 3/2020 có thể được hoàn thành dễ dàng.
Tại Hoa Kỳ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter một lần nữa trở thành người tiên phong thực hiện những dự án năng lượng mặt trời. Trước đó, vào những năm 1970, vị Tổng thống thứ 39 của cường quốc này đã là vị Tổng thống đầu tiên cho lắp đặp các tấm pin năng lượng mặt trời trong Nhà Trắng. Mặc dù sau đó, Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp Ronald Reagan đã cho tháo dỡ toàn bộ chúng.
Theo tờ SolAmerica Energy, Carter đã bắt đầu thực hiện dự án năng lượng mặt trời trên cánh đồng Georgia của mình, nơi ông đang canh tác đậu nành và lạc. Khoảng 3.852 tấm pin năng lượng mặt trời đã được lắp đặt và cung cấp đủ năng lượng tái tạo cho gần 350 người, tương đương với một nửa dân số đang sống trong thị trấn nơi ông được sinh ra.
Vị cựu Tổng thống này đã sử dụng 4ha đất để lắp đặt hàng loạt các tấm pin năng lượng có điện năng 1MW. Những tấm pin trên có thể di chuyển theo hướng của mặt trời và cung cấp năng lượng cho lưới điện của trạm Georgia trong 25 năm theo thỏa thuận mua bán. Thời báo New York tính toán rằng mỗi năm gia đình Carter có thể kiếm được gần 7 nghìn USD từ dự án năng lượng này.
Được biết, hiện tại cựu Tổng thống Jimmy Carter đã ở tuổi 92 nhưng ông vẫn không từ bỏ mục tiêu năng lượng sạch của bản thân và của nước Mỹ. Nối tiếp công việc của Carter có lẽ sẽ là cháu ông, Jason Carter – người đầu tiên ủng hộ và giúp đỡ ông trong dự án xây dựng 4ha pin năng lượng mặt trời.
Trong khi đó, Massachuset có thể trở thành bang đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng 100% năng lương tái tạo từ mặt trơi và gió. Theo đó, mục tiêu của bang là đến 2035 sẽ không còn sử dụng năng lượng hóa thạch. Đến 2050, bang này sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống vận tải và sưởi ấm trong khu vực thành các hệ thống sử dụng điện sạch (năng lượng tái tạo); đồng thời 80% lượng khí CO2 cũng sẽ được cắt giảm trong khoảng thời gian này, tờ Evironment Massachusets đưa tin.
Phan Minh