Nhiều chuyên gia xây dựng cho rằng nhân tố xây dựng phải cắt giảm được lượng CO2 phát thải trước năm 2050 để giúp nhiệt độ toàn cầu không tăng thêm 2 độ. Thế nhưng, ngành công nghiệp này lại đang thất bại trong việc thu thập được những dữ liệu tốt hơn và thay đổi cách thực hiện của nó một cách nhanh chóng hơn. Trong khi đó, các công cụ để làm việc này đều có sẵn và điều quan trọng là những phương pháp mới để thực hiện nó một cách hiệu quả có được tìm thấy hay không?
Hồi chuông cảnh báo về tình trạng trên đã được rung lên tại Hội nghị Môi trường Xây dựng bền vững thế giới (WSBE) vào đầu tháng 6/2017. Nó được tổ chức 3 năm một lần, năm nay hội nghị được tổ chức tại Hong Kong, nơi được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhà đầu tư bền vững nhận thấy ngành công nghiệp xây dựng đang có vấn đề trong việc thu thập thông tin.
Gregor Herdra, cố vấn nhà đất địa phương, Chương trình Nhà ở nhân đạo Liên Hợp Quốc phát biểu tại hội nghị: “Những quyết định, chính sách lớn hiện nay đang được xây dựng trong một môi trường thông tin rất nghèo nàn”.
Dựa vào thực tiễn hoạt động hợp tác xây dựng nhà ở bền vững cho Ủy ban Liên Hợp Quốc ở Ấn Độ của Herdra, ông cho rằng vòng đời và dữ liệu năng lượng cho nhiều dạng nhà ở khác nhau đều rất khan hiếm. Những nhân tố chuyển đổi CO2, công thức để tính toán lượng khí CO2 phát thải, không thể so sánh cho các sản phẩm khác nhau, đặc biệt là với những công nghệ mới. Điều này đặt ra vấn đề không chỉ cho chính phủ Ấn Độ mà là cả vùng phía nam bán cầu.
Jennifer Layke, giám đốc Chương trình Năng lượng toàn cầu, chuyên gia cố vấn của Viện Tài nguyên thế giới cho biết tổ chức của cô đang hợp tác với Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế và Khí hậu để thúc đẩy những nhà quy hoạch nhìn nhận thấy cách để họ làm theo các mô hình kinh tế và hệ thống thông tin mới nhằm đẩy nhanh tiến trình giảm thiểu phát thải CO2 trong lĩnh vực xây dựng.
“Chính quyền thành phố hầu như không biết kiểm kê xây dựng là gì và họ có rất ít thông tin về tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của những công trình xây dựng”, Layke chia sẻ. “Thứ họ không thể tính toán, không thể quản lý lại chính là những thứ rất cần thiết để tạo nên khả năng quản lý những công trình."
Kết quả là lĩnh vực xây dựng trên thế giới không phải tất cả đều hướng đến mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng thêm 2 độ, mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị Biến đổi khí hậu Paris, John Dulac, một nhà xây dựng chính sách công nghệ năng lượng của Ủy ban Năng lượng toàn cầu (IEA) nói.
Mặc dù đã có một sự “đột biến” trong ngành xây dựng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế phát triển nhanh nhưng thực chất nó lại không thay đổi quá nhiều, Dulac nói. Theo dữ liệu của Ủy ban, sự gia tăng của tổng diện tích sàn đã vượt xa so với sự phát triển của hoạt động sản xuất năng lượng. Điều này có nghĩa rằng nhu cầu về năng lượng vẫn sẽ tăng lên.
Đây là điều đáng lo ngại bởi vì ngành xây dựng đang tiêu thụ tới 1/3 tổng tiêu thụ năng lượng và phát thải 30% khí CO2 phát thải của thế giới. Để giữ nhiệt độ thế giới duy trì như ở thời điểm hiện tại, tất cả các công trình mới từ năm 2030 phải không phát thải CO2 và các công trình đã tồn tại không được phát thải trên mức CO2 vốn có trước năm 2050, theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Công trình Xanh thế giới.
Tuy nhiên, một thách thức ngắn hạn lại được đặt ra đối với ngành xây dựng đó là để bắt đầu “cách mạng” cắt giảm khí CO2 trong xây dựng từ trước 2020 thì nền kinh tế thế giới cũng phải chuyển sang nền kinh tế không CO2, Christiana Figueres, thư ký điều hành xây dựng Công ước của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, KTS của Hội nghị Paris phát biểu.
Nói đến tuổi thọ cao của những công trình, cô cảnh báo: “Nếu chúng ta giữ ở mức phát thải như hiện tại trong các môi trường xây dựng, chúng ta sẽ tự ngăn mình khỏi việc đạt được một môi trường, nền kinh tế ổn định và đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)”.
“Chúng ta đang đứng trước một lựa chọn mang tính nhân loại, có ảnh hưởng hàng trăm năm."
Phan Minh (Nguồn: Eco-Business)