Xuất hiện tại một cuộc phỏng vấn trên trang GreenBiz, khi được hỏi “Tại sao chi phí xây dựng Công trình Xanh đắt hơn so với công trình truyền thống?”, đại sứ Công trình Xanh Eric Corey Freed khẳng định đây không phải là một câu hỏi chính xác. Ông cho rằng đây chính là quan niệm sai lầm thường thấy của những kiến trúc sư và các nhà đầu tư không dám phá cách, sáng tạo.

Một kiến trúc sư giỏi là người biết cách tiết kiệm tiền cho chủ đầu tư của mình. Đồng thời, chủ đầu tư cũng phải biết thiết lập một ngân sách cố định mà toàn bộ dự án xây dựng chỉ được nằm trong ngân sách đó. Với định mức ngân sách rõ ràng, sẽ không có lý do nào để chủ đầu tư không thể xây dựng được một Công trình Xanh với cùng mức giá hoặc thậm chí là thấp hơn so với công trình truyền thống.

Ví dụ, nhờ vào việc tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí bên ngoài cùng cách thiết kế hợp lý theo chỉ tiêu xanh, tòa nhà Liên bang San Francisco (Hoa Kỳ) đã cắt giảm được 13.5% tổng chi phí xây dựng công trình so với việc xây dựng theo cách truyền thống. Đồng thời, lợi nhuận vận hành của nó cũng đạt đến 11 triệu USD.

Tòa nhà Liên bang San Francisco có chi phí xây dựng đạt

Tòa nhà Liên bang San Francisco có chi phí xây dựng đạt Xanh thấp hơn 13.5% so với chi phí nếu xây dựng theo lối truyền thống

Vấn đề đặt ra là khi bạn cố gắng so sánh “những quả táo với những quả cam” – một phép so sánh khập khiễng. Chẳng hạn, nếu bạn đang so sánh một công trình có các tấm pin năng lượng mặt trời với một công trình truyền thống không có pin năng lượng, dĩ nhiên kết quả sẽ là công trình truyền thống có chi phí thấp hơn.

Việc xây dựng Công trình Xanh chỉ tạo ra một khoản chi phí nhỏ ở giai đoạn xây dựng nhưng không hề phát sinh chi phí ở giai đoạn vận hành và bảo hành. Mặt khác, mô hình này lại mang tới những khoản lợi nhuận hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm cho chủ đầu tư. Do đó, nhà đầu tư thông minh sẽ là người biết “thả con săn sắt bắt con cá rô”, vì vậy, số tiền đầu tư ban đầu sẽ được hoàn lại nhanh chóng cùng những khoản thu về hậu hĩnh.

Ngược lại, với công trình truyền thống, chi phí xây dựng có thể thấp hơn khoảng 2 – 5% so với Công trình Xanh nhưng bạn sẽ không nhận được lợi nhuận hàng ngày thay vào đó là chi phí bảo trì phát sinh chắc chắn sẽ “đeo bám” lấy bạn hàng ngày.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thương vụ đầu tư vào dự án và hệ thống Xanh đều mang lại cho nhà đầu tư ít nhất lợi nhuận gấp 10 lần so với công trình truyền thống trong cả vòng đời của Công trình Xanh. Vì vậy, thời gian hoàn vốn của nhà đầu tư chỉ kéo dài trong thời gian từ 1 đến 7 năm – ngắn hơn rất nhiều so với các công trình truyền thống. Ngoài ra, yếu tố tiết kiệm năng lượng, cắt giảm nước và duy trì chi phí chắc chắn sẽ là lời mời chào “béo bở” đối với những khách hàng của nhà đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận nhận được.

Công trình 1225 Connecticut Avenue không những cắt giảm được 5% chi phí xây dựng so với cách xây dựng truyền thống mà còn có tỷ giá bán cao nhất thành phố Washington D.C thời điểm bấy giờ

Công trình 1225 Connecticut Avenue không những cắt giảm được 5% chi phí xây dựng so với cách xây dựng truyền thống mà còn có tỷ giá bán cao nhất thành phố Washington D.C thời điểm bấy giờ

Lấy công trình 1225 Connecticut Avenue ở Washington D.C (Hoa Kỳ) là một ví dụ. Công trình đạt chứng nhận LEED bạch kim này có chi phí xây dựng thấp hơn khoảng 5% so với chi phí xây dựng theo lối truyền thống vào năm 2009. Mặt khác, công trình này lại bán được với tỷ giá cao nhất trong thành phố thời điểm bấy giờ.

Phan Minh

Bạn đang đọc bài viết Những lầm tưởng về Công trình Xanh: Muốn Xanh phải đắt tại chuyên mục Nghiên cứu - Tham khảo của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn