Thế nào là Công trình xanh?

Trên thế giới đã và đang có cả một cuộc “cách mạng xanh” khi mà tài nguyên cạn kiệt, môi trường sống ô nhiễm tới mức đáng báo động. Mặc dù đi sau nhưng Việt Nam cũng đang tiếp bước theo quy luật phát triển bền vững này. Chúng ta cũng đã dần có những cuộc "cách mạng xanh”, đặc biệt ở những khu chung cư.

Thiếu không gian xanh đang là tình trạng chung ở các đô thị đã, đang phát triển trên thế giới và Việt Nam. Nhưng câu chuyện sống xanh ở đây không chỉ dừng lại ở việc phủ cây xanh lên không gian sống.

Nói như một kiến trúc sư nổi tiếng với các công trình xanh, ở Việt Nam nhiều người lầm tưởng chữ “xanh” ở đây là cây xanh nhưng thực ra cây xanh chỉ là một phần rất nhỏ.

Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ – gọi tắt là USGBC đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Cần nhiều tiêu chí để có thể trở thành công trình xanh. Ảnh minh họa

Cần nhiều tiêu chí để có thể trở thành công trình xanh. Ảnh minh họa

Và theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC), một công trình xây dựng được gọi là xanh khi đạt những tiêu chí sau:

  • Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một các một cách hiệu quả
  • Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động
  • Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường

Không đơn giản để đạt chứng chỉ xanh

Việt Nam hiện có hơn 40 công trình được cấp chứng nhận xanh. Trên thực tế, nhiều chủ đầu tư đã ý thức được lợi ích của công trình xanh.

Tại hội thảo "Những giải pháp xây dựng bền vững hướng đến một thành phố thông minh" được Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức cuối tháng 11/2016, ông Yannich Millet, chuyên gia tư vấn về xây dựng bền vững và sử dụng năng lượng hiệu quả cho biết: Hiện có nhiều chứng nhận xanh khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để đăng ký áp dụng cho công trình của mình như LEED, LOTUS,  GREEN MARK, HQE hay EDGE... Mỗi chứng nhận có một số yêu cầu riêng nhưng đều dựa trên những nguyên tắc chung sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và thân thiên môi trường...

Hai công cụ đánh giá công trình xanh đầu tiên là LEED, LOTUS được các nhà phát triển BĐS VN sử dụng nhiều nhất, gần đây thêm chứng chỉ EDGE. 

Hệ thống chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) xây dựng được thiết kế cho các thị trường mới nổi, giúp đưa ra các giải pháp thiết kế kỹ thuật hiệu quả cho công trình với những tính toán chi phí đầu tư và mức tiết kiệm tương ứng. EDGE được đánh giá chứng chỉ công trình xanh dễ tiếp cận của doanh nghiệp.

Tại thị trường Hà Nội, EcoLife Capitol của Capital House chính là một trong số ít dự án được công nhận Chứng chỉ xanh quốc tế EDGE vào cuối năm 2016. Điều này giúp chủ đầu tư Capital House trở thành một đơn vị tiên phong nhận chứng chỉ EDGE.

Theo ông Trịnh Tùng Bách, cán bộ Trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ, sản phẩm mới của Capital House, EDGE đặt ra những tiêu chí cao, là thách thức để các dự án có thể được cấp chứng nhận. EcoLife Capitol ngay từ đầu được chủ đầu tư xây dựng theo hướng xanh và thông minh, nhưng vẫn phải điều chỉnh thiết kế và tăng cường đầu tư công nghệ để có thể tiếp cận chứng chỉ EDGE.

EcoLife Capitol áp dụng những công nghệ mới giúp tòa nhà thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả. Bên cạnh đó, “tòa tháp xanh” này còn áp dụng giải pháp tiên tiến để cách nhiệt mái với thiết kế hướng tới thông gió tự nhiên và cấp gió tươi.

Đồng thời dự án sử dụng hệ thống đèn LED cả không gian nội và ngoại thất. Đặc biệt, chủ đầu tư của EcoLife Capitol áp dụng năng lượng mặt trời để chiếu sáng công cộng và hệ thống điều khiển thông minh (BMS) cho tòa nhà. Thậm chí cả những tiểu tiết như các hệ thống sen-vòi cũng được lựa chọn thiết bị tiết kiệm nước… 

Để có thể nhận được Chứng chỉ công trình xanh quốc tế EDGE, EcoLife Capitol đã dùng vật liệu thân thiện với môi trường như gạch không nung, tấm sàn bê tông mỏng để hạn chế ảnh hưởng môi trường…

"Tòa tháp xanh giữa Thủ đô" EcoLife Capitol

Theo kết quả kiểm toán năng lượng, EcoLife Capitol tiết kiệm được 24,6% năng lượng; 27,7% nước và tiết kiệm năng lượng thông qua việc sử dụng vật liệu không nung; kính Low-e 2 lớp cách nhiệt… đạt tới 31,5%.

Đặc biệt việc lựa chọn giải pháp chống nóng cho những bức tường hướng Tây được Capital House sử dụng cách nhiệt bằng xốp XPS kết hợp với thạch cao giúp tiết kiệm tới 5% năng lượng sử dụng để làm mát trong căn hộ.

Sống ở những chung cư đạt chuẩn Xanh như thế này, cư dân sẽ luôn hứng khởi, hạnh phúc mà không phải bỏ quá nhiều tiền. Sự thân thiện, bền vững của các công trình này không chỉ đem lại những lợi ích ngay cho thế hệ chúng ta mà cả cho thế hệ mai sau.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

CAPITAL HOUSE

Địa chỉ: Tầng E, E4, EcoHome 1, Kẻ Vẽ, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0916.25.00.33

Hotline tư vấn thuê mặt bằng kinh doanh: 0962.350.861

Phương Linh

Bạn đang đọc bài viết Lựa chọn sống hạnh phúc trong chung cư Xanh tại chuyên mục Trải nghiệm cộng đồng của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn