Xây nhà vượt tầng tại cả khối chung cư và khu nhà ở thấp tầng  

Dự án KĐT Đại Thanh nằm trên đường Phan Trọng Tuệ, dọc theo Quốc lộ 70 (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội). Chủ đầu tư dự án là liên doanh giữa Công ty CP đầu tư Hải Phát và Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu.

Ngày 26/12/2006, UBND TP Hà Nội ra quyết định số 238/2006/QĐ-UBND về việc phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất xây dựng công trình hỗn hợp Đại Thanh.

Ngày 6/3/2012, UBND TP. Hà Nội tiếp tục ra Quyết định số 1066/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng công trình hỗn hợp Đại Thanh - tỷ lệ 1/500; Quyết định số 1067/QĐ-UBND về việc ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng công trình hỗn hợp Đại Thanh - tỷ lệ 1/500.

Ảnh: G.L

KĐT Đại Thanh được duyệt xây dựng 29 tầng đối với 6 khối chung cư, tuy vậy cả 6 khối này đều xây vượt tầng. Ảnh: G.L

Theo đó, công trình hỗn hợp được ký hiệu HH1, HH2 được phép xây dựng 5-29 tầng. Vậy nhưng sau đó các khối nhà này đã được chủ đầu tư xây thành 32 tầng và tất cả đã được bán cho người dân vào ở.

Cụ thể, theo quy hoạch được phê duyệt thì tòa nhà CT8 và CT10 cao 29 tầng, nhưng trên thực tế các công trình này đã xây 31 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây dựng thêm đã được chia thành căn hộ.

Theo ghi nhận, tầng 2 của các tòa nhà CT8 và CT10 (KĐT) Đại Thanh, chủ đầu tư đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ dịch vụ, thương mại, công cộng thành căn hộ.

Không chỉ khối chung cư mà khối nhà thấp tầng, biệt thự liền kề cũng xây dựng vượt tầng. Ảnh: G.L

Không chỉ khối chung cư mà khối nhà thấp tầng, biệt thự liền kề cũng xây dựng vượt tầng. Ảnh: G.L

Đất nhóm nhà ở thấp tầng gồm nhà vườn, biệt thự và nhà ở bao gồm 6 ô đất: NOTT1; HC1; NOTT2; NOTT3; NOTT4; HC2 chỉ được phép xây dựng 3 tầng, tuy nhiên, sau đó tất cả đều xây lên 4 hoặc 5 tầng, vượt 1 đến 2 tầng so với quy hoạch được phê duyệt. Cụ thể, theo quy hoạch dự án bao gồm 555 căn nhà ở thấp tầng, biệt thự liền kề được duyệt xây dựng với chiều cao là 3,5 tầng. Thực tế tất cả đều xây lên 4,5 tầng, vượt so với quy hoạch được phê duyệt 1 tầng.

Cư dân Khu đô thị Đại Thanh đổ máu khi đòi quyền lợi

Hồi tháng 10/2013, hàng trăm khách mua nhà tại Khu đô thị mới Đại Thanh ở Cầu Tó (Thanh Trì, Hà Nội) đã mang băng rôn, khẩu hiệu tập trung trước Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh (Linh Đàm, Hà Nội) yêu cầu chủ đầu tư dự án là Doanh nghiệp Tư nhân Số 1 Lai Châu do ông Lê Thanh Thản làm Tổng giám đốc đối thoại và làm rõ những thắc mắc của khách hàng liên quan đến diện tích, thuế VAT cũng như các loại phí vô lý...

Mặc dù thời điểm đó Sàn Mường Thanh vẫn mở cửa, nhưng bên ngoài sàn, bảo vệ đứng chặn không cho bất kỳ cư dân nào vào. Theo phản ánh của cư dân, có khoảng gần chục người “lạ mặt” đến xua đuổi nhóm cư dân đang đứng trên lề đường trước khách sạn Mường Thanh xuống lòng đường, giật băng-rôn.

Chưa hết, nhóm người lạ trên ngang nhiên thu máy ảnh, ngăn cấm không cho bất cứ ai quay phim chụp ảnh.

Theo phản ánh của người dân, nhóm người lạ này còn xịt hơi cay, xịt sơn vào phía cư dân, thậm chí có người trong ban đại diện cư dân bầu ra để đối thoại với chủ đầu tư còn bị nhóm người lạ đánh chảy máu mặt.

(Theo Infonet)

Ảnh:

Ảnh: Infonet.

Nợ đến 70 tỷ đồng tiền thuế

Không chỉ để xảy ra sai phạm về xây dựng vượt tầng, phá vỡ quy hoạch,… chủ đầu tư KĐT Đại Thanh từng nợ gần 70 tỷ đồng tiền thuế.

Số tiền thuế mà doanh nghiệp này còn nợ tính đến cuối năm 2015 là hơn 45 tỷ đồng. Số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là hơn 170 triệu đồng. Số tiền phạt chậm nộp (đến ngày 20/4/2016), tính trên số tiền thuế nợ đối với tiền thuê đất là hơn 24 tỷ đồng và đối với tiền chậm nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là hơn 15 triệu đồng.

Tổng số tiền thuê đất và tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chủ đầu tư KĐT Đại Thanh nợ lên đến gần 70 tỷ đồng (số tiền này chưa bao gồm số phát sinh năm 2016).

Ảnh: G.L

Chủ đầu tư dự án KĐT Đại Thanh còn nợ gần 70 tỷ đồng tiền thuế, tính đến tháng 4/2016. Ảnh: G.L

Đại Thanh yêu cầu cư dân nộp hơn 5 triệu đồng để làm sổ đỏ

Hồi tháng 10/2014, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên ra thông báo với người dân đang sinh sống tại khu đô thị Đại Thanh (phố Phan Trọng Tuệ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về mức phí lên tới 5,15 triệu đồng để làm hồ sơ, thủ tục cấp sổ đỏ.

Theo văn bản mà Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên vừa gửi tới cư dân khu đô thị Đại Thanh, mức phí 5,1 triệu đồng bao gồm: Phí tiếp nhận hồ sơ, đo đạc, hồ sơ kỹ thuật thửa trích lục bản đồ là 2,65 triệu đồng; phí hoàn thiện hồ sơ, in phôi và trả kết quả là 2,5 triệu đồng.

a

Đáng chú ý, trong tổng số tiền mà doanh nghiệp tính toán đưa vào chi phí thu của người dân có cả tiền “điện thoại, lương cán bộ hồ sơ, chi phí xăng xe, văn phòng phẩm, in ấn photo tài liệu”.

(Theo Người lao động).

Xây dựng công trình trên đất được quy hoạch trồng cây xanh, xây dựng công viên

Kết luận Thanh tra số 164/KL-TTr do Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/9/2015 nêu: Trên lô đất quy hoạch làm trường mẫu giáo diện tích là 3.300m2 và lô đất công cộng có diện tích là 4.283m2, đang sử dụng tạm làm 2 bãi đỗ xe.

Trên lô đất quy hoạch để trồng cây xanh, công viên kết hợp hồ điều hòa và sân Thể dục thể thao có diện tích là 12.520m2. Đã xây dựng trụ sở làm việc của Ban quản lý cao 5 tầng và trung tâm chăm sóc sức khỏe cao 4 tầng; thêm đó là 1 bể bơi và 2 sân tennis; phần còn lại có diện tích khoảng 6.000m2 là hồ điều hòa chưa được giải phóng mặt bằng.

Ghi nhận hồi tháng 5/2016 cho thấy tòa nhà làm việc của Ban quản lý cao 5 tầng có diện tích khoảng 200m2, công trình này đã đưa vào sử dụng.

Lô đất quy hoạch để trồng cây xanh, công viên kết hợp hồ điều hòa và sân Thể dục thể thao có diện tích là 12.520m2 đã xây dựng trụ sở làm việc của Ban quản lý cao 5 tầng. Ảnh: G.L

Lô đất quy hoạch để trồng cây xanh, công viên kết hợp hồ điều hòa và sân Thể dục thể thao có diện tích là 12.520m2 đã được sử dụng để xây dựng trụ sở làm việc của Ban quản lý dự án cao 5 tầng. Ảnh: G.L

Nhiều hoạt động tại KĐT Đại Thanh khiến cư dân bức xúc bởi lấn chiếm không gian công cộng, đồng thời chủ đầu tư dự án này còn bị "tố” vì tự ý chuyển giao đơn vị cung cấp, ký hợp đồng mua bán nước sạch mà không thông qua người dân.

Khoảng không gian công cộng của tổ hợp chung cư Đại Thanh là nơi người già và trẻ nhỏ thường xuyên vui chơi, thư giãn. Tuy nhiên, hiện tại phần diện tích này đang bị chiếm dụng làm chỗ để xe. Tình trạng ô tô, xe máy đỗ tại khu vui chơi chung của cư dân tòa nhà là vấn đề bức xúc với nhiều người dân sống tại đây.

Ông N.H.T, cư dân tòa nhà CT10B bức xúc cho biết: “Phần hành lang dưới sảnh tầng 1 các tòa nhà cũng là không gian thuộc quyền sở hữu chung của cư dân. Tuy nhiên, hiện chủ đầu tư sử dụng để treo, dán quảng cáo và cho thuê để mở quầy thuốc, chiếm dụng phần diện tích chung của cư dân chúng tôi.

Trong khi vào các dịp như Trung thu, Quốc tế thiếu nhi chúng tôi chỉ treo một chút đồ trang trí lên tường để tạo không khí cho các cháu thôi, phía chủ đầu tư cũng yêu cầu dỡ xuống. Thế mà phần không gian vui chơi công cộng để chúng tôi đi lại, thư giãn nay cũng bị trưng dụng làm bãi gửi xe để người ta thu tiền”.

Phần lô đất công cộng có diện tích là 4.283m2 được sử dụng xây dựng làm bãi gửi xe trái phép. Ảnh: G.L

Phần lô đất công cộng có diện tích là 4.283m2 được sử dụng xây dựng làm bãi gửi xe trái phép. Ảnh: G.L

Khu vực nhà để xe rộng hàng nghìn mét, được xây dựng tạm, cột sắt lợp mái tôn, tại nhiều ô, lượng xe máy, xe đạp đã phủ kín. Ảnh: G.L

Khu vực nhà để xe rộng hàng nghìn mét, được xây dựng tạm, cột sắt lợp mái tôn, tại nhiều ô, lượng xe máy, xe đạp đã phủ kín. Ảnh: G.L

Trung tâm chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao cao 4 tầng cũng vi phạm xây dựng. Ảnh: G.L

Trung tâm chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao cao 4 tầng cũng vi phạm xây dựng. Ảnh: G.L

1 bể bơi và 2 sân tennis cũng được xây dựng không phép. Ảnh: GL

1 bể bơi và 2 sân tennis cũng được xây dựng không phép. Ảnh: G.L

Hồi tháng 6/2014, trong những ngày Hà Nội nắng nóng cực điểm, chung cư mất nước toàn diện... đó chính là "nỗi thống khổ" mà hàng nghìn hộ dân tại KĐT Đại Thanh phải hứng chịu. Nhiều người dân đã phải thốt lên đầy cơ cực rằng: "Cư dân chung cư Đại Thanh đích thị là 'những người khốn khổ' theo đúng nghĩa đen.

Bức ảnh "Biểu tượng mới của cư dân Đại Thanh" một thời gây nhức nhối mạng xã hội. Bé gái 7 tuổi này phải đi xách nước vì bố vắng nhà, mẹ vừa sinh em bé. Ảnh: Facebook cư dân.

Thời gian dài sau đó, đã có hẳn một trào lưu chế ảnh trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội để lột tả cận cảnh thực trạng chua xót tại KĐT đầy rẫy những "điểm trừ" này. Cùng Reatimes nhìn lại những bức ảnh gây ám ảnh cho cư dân Đại Thanh, nhất là ở thời điểm mùa nắng nóng 2017 đang dần đến gần: 

a

Tình trạng mất nước được lên... gameshow Ai Là Triệu Phú. Ảnh: Internet.

b

Mất nước liên tục thế này thà về quê ở còn sướng hơn. Ảnh: Internet.

c

Một bên là bể bơi chung đầy nước trái ngược với một bên là người dân chờ hứng từng giọt. Ảnh: Internet.

d

Nếu muốn có nước tắm, cư dân Đại Thanh có thể chọn bể tắm chung hoặc mua nước lọc đóng chai. Ảnh: Internet.

e

Thanh niên KĐT Đại Thanh thế này thì ế dài dài. Ảnh: Internet.

Hàng loạt vi phạm về an toàn PCCC

Cũng theo Kết luận Thanh tra số 164/KL-TTr do Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/9/2015: Tại dự án KĐT Đại Thanh chưa bố trí 8/8 họng cứu hỏa tại khu vực nhà ở thấp tầng, chưa đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín ở các khu cây xanh dọc các tuyến đường và nhà vệ sinh công cộng tại khu công viên.

Chủ đầu tư chưa xây dựng 1/4 trạm biến áp và chưa lắp đặt 10/69 cột đèn chiếu sáng nội bộ và chưa lắp đặt 4/4 tủ cáp thông tin.

Tòa nhà CT8 và CT10 chưa thi công hệ thống thông gió tầng hầm, hệ thống hút khói hành lang và hệ thống tăng áp thang bộ.

Tòa nhà CT8 chưa lắp đặt cảm biến báo cháy tại hành lang các tầng chưa lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tầng kỹ thuật và chưa lắp đặt đầu chữa cháy tự động Sprikler tại tầng hầm;

Tòa nhà CT10 thi công thiếu khoảng 96/228 cửa chống cháy tại vị trí phòng đệm cầu thang bộ các tầng.

Tại thời điểm ban hành kết luận Thanh tra, chủ đầu tư KĐT Đại Thanh đã thi công, lắp đặt thiếu hàng loạt thiết bị Phòng cháy chữa cháy.

Báo cháy giả tại tòa CT8A KĐT Đại Thanh vào ngày 9/11/2015 làm hàng trăm cư dân hoảng loạn. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Báo cháy giả tại tòa CT8A KĐT Đại Thanh vào ngày 9/11/2015 làm hàng trăm cư dân hoảng loạn. Ảnh: Cư dân cung cấp. 

a

Nhiều cư dân tại KĐT mới Đại Thanh bức xúc, bất bình vì bỏ tiền ra mua nhà không  nhưng ở chưa được bao lâu thì căn hộ xuống cấp. Nền lún, gạch bong vỡ, tường thấm nước... Ảnh: Cư dân cung cấp.

 Cũng tại khu đô thị Đại Thanh, nhiều người dân tỏ ra rất bực bội trước tình trạng mỗi buổi sáng phải hít thở bầu không khí của rác thải và tiếng ồn của các phương tiện đến vận chuyển rác.

Theo chị Phạm Thị Ph., cư dân sinh sống tại tòa nhà CT8C khu đô thị này, thời điểm các xe thu rác ở đây thường bắt đầu từ khoảng 7-9 giờ sáng.

“Đây là thời gian cao điểm của nhiều bậc phụ huynh đưa con em đi học và cũng là khung giờ đi làm của nhiều người nhất. Song, các xe chở rác lại đều hoạt động vào lúc này. Điều này, vừa gây cản trở an toàn giao thông, vừa rất mất vệ sinh do nước bẩn từ xe rác rải khắp đường đi, cộng với mùi hôi thối từ các xe rác bốc lên khiến người dân rất khó chịu,” chị Ph. phàn nàn.

Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thị T., cán bộ về hưu sống tại khu đô thị Đại Thanh cũng cho biết, cư dân khu vực này đã nhiều lần có ý kiến và có đề nghị về việc thay đổi giờ vận chuyển rác, hoặc thay đổi địa điểm tập kết. Tuy nhiên, kết quả đến nay, cư dân khu vực này vẫn trong cảnh “sống chung với mùi rác.”

(Theo Vietnamplus).

 Ngày 14/12/2016, tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ Khu đô thị Đại Thanh cho cơ quan điều tra của Công an TP. Hà Nội xử lý theo đúng tinh thần truy tố theo quy định của pháp luật, bởi dự án khu nhà ở Đại Thanh có nhiều vi phạm nghiêm trọng như: Xây vượt tầng, phá vỡ quy hoạch đối với khu nhà ở thấp tầng, biệt thự liền kề; “hóa phép” đất quy hoạch trồng cây xanh, công viên trở thành trụ sở làm việc; bán đất chuyên dùng cho cư dân xây nhà ở...

Trung Tuyết (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết KĐT Đại Thanh khiến chính quyền "đau đầu", biến cư dân thành "Những người cùng khổ" tại chuyên mục Tin tức của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn