Được thiết kế như những khối hộp đồ chơi xếp chồng lên nhau, ngôi nhà có kiến trúc “kín cổng cao tường” này vừa đảm bảo an ninh, vừa tạo sự thoáng mát nhờ hệ thống cửa sổ và cây xanh linh hoạt.
Tọa lạc tại vị trí góc trên một con phố khá yên tĩnh ở quận 9 (TP.HCM), công trình có tên Hồ Chương House sở hữu 2 mặt tiền với 3 hướng đón gió gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo, nhìn như những hộp đồ chơi xếp chồng lên nhau.
Đáp ứng yêu cầu của gia chủ là xây dựng ngôi nhà đơn giản, mạch lạc, tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh, đặc biệt là hướng gió Tây Nam phía sau nhà, kiến trúc sư Lê Viết Hội (6717 Studio) đã đưa ra giải pháp là sử dụng những khối hộp phân chia chức năng từng khu vực, sở hữu tầm nhìn và hướng đón gió một cách tối đa.
Ngôi nhà nằm trên khoảng đất rộng 240 m2 nhưng bằng sự sắp xếp vừa vặn mà khéo léo, kiến trúc sư chỉ tận dụng 140m2 đất để xây dựng và đưa nắng, gió, thiên nhiên vào trong ngôi nhà, còn lại là khoảng sân 100m2.
Những khối hộp được sắp xếp lệch tầng, sơn những màu khác nhau giúp mở rộng tầm nhìn, tạo nên nhiều không gian sống thú vị.
Bên ngoài, căn nhà được thiết kế những bức tường trắng có khe dọc và kẻ ron tường, vừa đảm bảo an ninh, vừa giúp thông gió.
Ngôi nhà có hướng Tây Nam nên kiến trúc sư tận dụng điểm này để khai thác tối đa luồng gió tự nhiên bằng cách thiết kế một hẻm nhỏ sau nhà. Khu vực này được bố trí thêm hệ cửa lùa để gia chủ có thể chủ động điều tiết ánh sáng, gió trong nhà.
Từ cổng bước vào là một tiểu đảo cây xanh, kết nối không gian phía trong và ngoài ngôi nhà, phá bỏ khoảng cách giữa những khối bê tông khô cứng với cuộc sống của con người.
Khu vực này cũng dễ dàng chuyển đổi thành quán café sân vườn theo yêu cầu đặt ra của gia chủ.
Gia chủ lựa chọn tông màu trắng cho các mảng tường, trần, sàn nhà kết hợp với đồ nội thất tông màu trầm khiến nhà có cảm giác sang trọng.
Khu vực tầng trệt được bố trí phòng khách và nhà bếp theo lối thiết kế mở giúp mọi người trong nhà có thể dễ dàng nhìn thấy nhau. Các ô cửa kính được bố trí hợp lý đem lại hướng nhìn xanh mướt ra bên ngoài, mang đến cảm giác tươi mới và thư thái.
Bàn ăn được bố trí ở khu vực thông tầng, vừa là điểm nhấn cho không gian tầng trệt, vừa tạo sự gắn bó giữa các thành viên.
Cầu thang được đẩy vào phía trong cùng, được thiết kế thanh thoát với các bậc rỗng và kính giúp không gian ngôi nhà trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Phía dưới cầu thang được tận dụng làm nơi đọc sách, nghỉ ngơi, thư giãn.
Lấy khoảng thông tầng làm phần “lõi” của ngôi nhà nên từ phòng ngủ của các thành viên trong gia đình đều mở ra 2 tầm nhìn: khu thông tầng và không gian xanh phía ban công.
Phòng ngủ của ba mẹ có diện tích thoải mái với đầy đủ hệ tủ kệ, bàn làm việc được bố trí hợp lý và tận dụng tầm nhìn ra ban công.
Phòng ngủ của con được sơn màu tươi sáng, nổi bật. Khu vực cửa sổ được tận dụng làm góc thư giãn nhỏ xinh.
Nhà tắm được thiết kế hiện đại, tiện nghi với chất liệu đá và gỗ.
Với lợi thế về uy tín chống dịch Covid-19, Chính phủ cho xây dựng chính sách "Việt Nam - Căn nhà thứ 2 của tôi" để thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới, làm tiền đề phát triển lâu dài.
Bất động sản công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2019. Sang nửa đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, song, đây vẫn là phân khúc nổi lên như một điểm sáng với nhiều thuận lợi thu hút NĐT.
Ô nhiễm không khí, nhiệt độ gia tăng, khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt khiến nhu cầu tìm kiếm không gian sống thực sự xanh của người dân đã và đang ngày càng cấp thiết.
Bắt kịp xu hướng sống xanh đang bùng nổ của cư dân đô thị, các nhà phát triển bất động sản ngày càng chú trọng đến các dự án “xanh” trong đó có nhà ở xanh, trường học xanh.
Hiện nay, ý thức bảo vệ môi trường ngày càng tăng lên thì việc sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên, chất liệu tái chế, có khả năng tự phân hủy trong tự nhiên ngắn như túi giấy, màng bọc sáp ong... ngày càng phổ biến.
Đốt rơm rạ, dùng bếp than tổ ong là thói quen của người dân Hà Nội. Dù tiện dụng song đây lại là một trong 12 nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Hà Nội đang quyết tâm loại trừ mối nguy này.
Nhận thức của người dân, cơ quan quản lý, cũng như nhiều doanh nghiệp về CTX còn hạn chế; Nhà nước thiếu cơ chế thúc đẩy sự phát triển CTX,... là những thách thức cho các doanh nghiệp tiên phong theo xu hướng xanh.
Ô nhiễm không khí, nhiệt độ gia tăng, khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt khiến nhu cầu tìm kiếm không gian sống thực sự xanh của người dân đã và đang ngày càng cấp thiết.
Dự án hợp tác giữa Capital House và PwC Việt Nam nhằm đưa 5 giá trị cốt lõi của Capital House “Trí, Tín, Đồng, Tâm, Kiên” trở thành nền tảng văn hóa làm việc quen thuộc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với khách hàng và đối tác.
Nam Úc (South Australia) luôn khao khát xây dựng một hệ thống năng lượng có thể cải thiện cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Để đạt được điều đó, đảng được chọn tham gia cuộc bầu cử ngày 17/3/2018 phải cam kết rõ ràng về thực hiện mục tiêu và có kế hoạch trong việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025.
Hai dự án điện gió có tổng công suất 172 MW vừa khởi công tại Bạc Liêu và Sóc Trăng, làm dấy lên kỳ vọng gia tăng nhanh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện. Tuy nhiên, đó mới chỉ là… kỳ vọng.
Sau một thời gian dài bàn thảo, Hội đồng Công trình xanh Australia (GBCA) đã phát triển các phiên bản mới của chứng nhận Green Star. Chứng nhận Green Star mới này hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tòa nhà lượng carbon thấp, khuyến khích các ngành công nghiệp mới và đặt ra thách thức khiến các nhà lãnh đạo thị trường đổi mới.
Cuộc tuyển chọn Công trình Kiến trúc xanh Việt Nam lần thứ 4 được phát động từ tháng 10/2017. Giải thưởng sẽ được trao vào dịp chào mừng Kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Để các ý kiến thảo luận về vật liệu xanh được sáng tỏ hơn, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phát triển khóa đào tạo mới: Đóng góp của Vật liệu trong công trình xanh.