Theo một báo cáo được thực hiện bởi Hiệp hội Năng lượng bền vững Singapore (SEAS), điện mặt trời có thể đáp ứng đủ 1/4 nhu cầu năng lượng của Singapore trước năm 2025. Con số này được Phó thủ tướng Teo Chee Hean nhắc lại trong bài phát biểu khai mạc Tuần lễ Năng lượng quốc tế Singapore (SIEW) vào ngày 25/12 vừa qua. Ông cho biết Singapore có tiềm năng rất lớn để tạo ra được 2GW điện mặt trời trong vòng 8 năm tới.
Quốc đảo này hiện nay đang tạo ra 95% trong tổng số 8GW năng lượng được sử dụng. Trong đó, năng lượng chủ yếu được tạo ra từ khí tự nhiên, điện được tạo ra từ gió và thủy điện lại bị hạn chế khá nhiều. Do đó, điện mặt trời ở Singapore là phương án năng lượng tái tạo khả quan nhất trong tương lai.
Mục tiêu điện mặt trời chính thức của Singapore là tối đa 350MW trước năm 2020 và 1GW sau năm 2017.
Khả năng sản xuất điện mặt trời của đất nước này hiện tại đang là 140MW, tăng từ chỉ 0.4MW vào năm 2008, công suất tối đa được đem ra so sánh từ số liệu của cùng một mô-đun quang điện dưới đầy đủ bức xạ mặt trời.
Trong một cuộc tranh luận về tham vọng năng lượng mặt trời của Singapore tại Hội nghị Năng lượng sạch Châu Á vào ngày 26/12, Christophe Inglin, Giám đốc quản lý của Công ty điện mặt trời Singapore Energetix cho rằng chạm mốc tối đa 2GW không phải là điều dễ dàng. Để làm được điều đó, cứ 2 năm/lần, sản lượng điện mặt trời của Singapore phải tăng gấp đôi.
Diện tích đất nước nhỏ đồng nghĩa với việc Singapore không thể chỉ dựa vào quy mô quang điện trên mặt đất, GS. Thomas Reindl, Phó giám đốc điều hành của Học viện Nghiên cứu năng lượng mặt trời Singapore (SERIS) nhấn mạnh. SERIS đang nghiên cứu cách để chuyển đổi các mặt của những tòa nhà chọc trời thành tấm quang điện. Tuy nhiên đây là công nghệ điện mặt trời mới, được hy vọng là có nhiều triển vọng để tăng lượng điện mặt trời tạo ra, Reindl cho biết thêm.
Ông cũng nhận định 17 hồ chứa nước của Singapore là một nơi tiềm năng để tạo ra 0.5GW điện và các tấm pin mặt trời có thể được lắp đặt trên biển, miễn là nằm ở những nơi nước lặng, không có tàu di chuyển. Sự thay đổi vị trí cảng tàu của Singapore từ Tanjong Pagar đến Tuas có thể tạo ra mặt biển thoáng cho các tấm pin quang điện nổi, Reindl gợi ý.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hiện tượng sinh vật sống bám trên biển (biofouling) sẽ là một vấn đề nan giải, nhất là với vùng mặt nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới như Singapore.
Thông báo của chính phủ Singapore bao gồm cả những “kho chứa” điện mặt trời, nơi sẽ giải quyết vấn đề mất điện mặt trời gián đoạn do mây che. Singapore đã làm việc với các công ty bao gồm cả Red Dot Power và CW Group để lắp đặt những giải pháp dự trữ 4.4MWh điện ở các nơi được kết nối đến mạng lưới.
Ủy ban Thị trường năng lượng cũng kế hoạch tạo điều kiện cho người tiêu thụ điện tự sản xuất điện mặt trời và bán điện cho mạng điện quốc gia, Bộ trưởng Thương mại Sim Ann cho biết.
Quá trình thực hiện mục tiêu này sẽ được đơn giản hóa khi thị trường năng lượng của Singapore được mở cửa vào nửa cuối năm sau, cho phép người tiêu thụ điện chọn năng lượng tái tạo để cung cấp cho gia đình họ và tham gia vào thị trường năng lượng.
Tại sự kiện SIEW, vẫn có những minh chứng để củng cố niềm tin mục tiêu của Singapore sẽ trở thành hiện thực, Reindl cho biết, Trung Quốc đang lắp đặt điện mặt trời với công suất 2.5GW/tháng. “Nếu có khung pháp lý đúng đắn, nền kinh tế hiệu quả thì tốc độ lắp đặt điện mặt trời của Singapore sẽ nhanh như gió."
Phan Minh (Nguồn: Eco-Business)