Khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu, Trái Đất ngày càng tiến gần hơn đến "điểm giới hạn" nguy hiểm, khiến tình trạng nóng lên toàn cầu đến nhanh hơn và vượt quá khả năng của con người có thể kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất.

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 23 (COP23) đang diễn ra tại thành phố Bon (Bonn), miền Nam nước Đức

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 23 (COP23) diễn ra tại thành phố Bon (Bonn), miền Nam nước Đức từ ngày 6-17/11/2017

Theo các nhà khoa học, tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Trong 2 năm qua, nhiều bằng chứng cho thấy hành tinh này đang tiến gần đến "điểm giới hạn" trong hệ thống Trái Đất. Nếu vượt qua ngưỡng vô hình này, Trái Đất sẽ mất kiểm soát và rơi vào tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng. 

Một số nhà khoa học cho rằng bề mặt của hành tinh này đã nóng lên trung bình 1,1 độ C trong vòng 150 năm qua, đủ để làm tan băng ở Tây Nam Cực.

Ước tính, trong 1.000 năm nữa, các dải băng tại đây sẽ tan chảy một cách không thể kiểm soát bất chấp việc con người nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính vốn được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng mức tăng nhiệt độ Trái Đất cao hơn, khoảng 1,5-2 độ C. Đây được cho là một "điểm giới hạn" nguy hiểm và không thể giảm xuống.

Việc Trái Đất nóng lên từ 1-3 độ C có thể khiến biển băng ở Bắc Cực biến mất vào mùa Hè, sự tan chảy băng liên tục tại đảo băng Greenland, nhiều rạn san hô và sông băng trên núi cũng bị biến mất. 

Nếu Trái Đất nóng thêm 3-5 độ C, các cánh rừng lớn tại khu vực Amazon sẽ trở thành hoang mạc, làm chậm dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC), ảnh hưởng đến cường độ và tần xuất của hiện tượng El Ninos. 

Trong trường hợp nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng hơn 5 độ C (điều này dường như không thể nhưng lại có thể xảy ra), thế giới sẽ chứng kiến sự tan băng tại Đông Nam Cực, điều khiến mực nước biển dâng cao hàng chục mét và khiến biển băng tại Bắc Cực biến mất vào mùa Đông.

Các nước đồng tình trong việc không dầu tư vào nhiên liệu hoá thạch.

Các nước đồng tình trong việc không dầu tư vào nhiên liệu hoá thạch.

Trong những ngày cuối của hội nghị (16/11), các nước phát triển đã đưa ra nhiều cam kết tự nguyện  mà đáng chú ý nhất là có 20 nước quyết định không sử dụng than đá kể từ năm 2030 (than đá - loại nhiên liệu hóa thạch được dùng để sản xuất 40% lượng điện toàn cầu, vốn tạo ra một lượng lớn khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính).

Sáng kiến do Canada và Anh khởi xướng và được 20 nước, khu vực và thành phố  tuyên bố ủng hộ. Điều này dẫn đến sự ra đời liên minh ủng hộ việc không sử dụng than đá làm nhiên liệu.

Theo đó, Canada, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Mexico, New Zeland, Costa Rica, quốc đảo Fiji, Angola, Bỉ, quần đảo Marshall, bang Washington (Mỹ)... cam kết chấm dứt dùng than để sản xuất điện vào năm 2030. Riêng nước Pháp sẽ đóng cửa hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện dùng than chỉ trong vòng 3 năm nữa. 

Hội nghị lần thứ 23 của LHQ về biến đổi khí hậu nhóm họp từ ngày 6/11 và kết thúc ngày 17/11 tại Thành phố Bonn của Đức.

Mục đích của hội nghị này nhằm cụ thể hóa các thỏa thuận của Hiệp định Khí hậu toàn cầu mà lãnh đạo của gần 200 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký tại Paris cách đây 2 năm (Hiệp định Paris 2015).

Trong 2 tuần, các đoàn đàm phán của gần 200 quốc gia sẽ phải cố gắng thống nhất các quy tắc cụ thể nhằm áp dụng Hiệp định Khí hậu toàn cầu trong thực tế, trong đó có chi tiết các nước phát triển hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo bao nhiêu và dưới hình thức nào.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gọi biến đổi khí hậu là "mối đe dọa của thời đại chúng ta." Ông Guterres khẳng định tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch là vô nghĩa về mặt tài chính và "phản tác dụng." 

Lam Anh (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch là vô nghĩa về mặt tài chính tại chuyên mục Tin tức của Công trình Xanh Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư vnrea@vnrea.vn