Được thiết kế như những khối hộp đồ chơi xếp chồng lên nhau, ngôi nhà có kiến trúc “kín cổng cao tường” này vừa đảm bảo an ninh, vừa tạo sự thoáng mát nhờ hệ thống cửa sổ và cây xanh linh hoạt.
Thống kê từ Câu lạc bộ Kiến trúc xanh TP.HCM cho thấy, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách kêu gọi, khuyến khích phát triển công trình xanh (CTX), nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ có hơn 60 công trình được chứng nhận CTX bởi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước.
Các tòa nhà xanh có thiết kế sử dụng các nguồn lực hiệu quả và ít gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên đang được hoan nghênh như một cách để đối phó với biến đổi khí hậu.
Sẵn sàng trích ra 1 triệu USD lợi nhuận tài trợ Chương trình vận động phát triển Công trình xanh tại Việt Nam của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Giám đốc Capital House Đỗ Đức Đạt không chỉ muốn tập đoàn mình mà còn cả một cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay làm cách mạng bất động sản xanh ở nước ta.
Trong khoảng vài năm trở lại đây, các phương tiện truyền thông trong nước cũng như quốc tế nói rất nhiều đến tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, kèm theo đó là việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên ở Việt Nam, những yếu tố về công nghệ và nguồn vốn đầu tư vẫn phần nào cản trở sự phát triển của công trình xanh.
Với những ưu thế vượt bậc như sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm chi phí vận hành, giảm thiểu tác động môi trường trong khi vẫn đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng, các công trình xanh đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu.
Hai dự án điện gió có tổng công suất 172 MW vừa khởi công tại Bạc Liêu và Sóc Trăng, làm dấy lên kỳ vọng gia tăng nhanh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện. Tuy nhiên, đó mới chỉ là… kỳ vọng.
Các chuyên gia đề nghị, phát triển công trình xanh cần tính đến những lợi ích lâu dài về mặt môi trường, kinh tế và xã hội, thay vì mức tăng 3 - 5% vốn đầu tư ban đầu.
Hiện nay, nhận thức của nhiều chủ đầu tư về chi phí phát sinh khi xây dựng công trình xanh còn chưa đúng đắn. Bài viết của TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Sau một thời gian dài bàn thảo, Hội đồng Công trình xanh Australia (GBCA) đã phát triển các phiên bản mới của chứng nhận Green Star. Chứng nhận Green Star mới này hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tòa nhà lượng carbon thấp, khuyến khích các ngành công nghiệp mới và đặt ra thách thức khiến các nhà lãnh đạo thị trường đổi mới.
Cuộc tuyển chọn Công trình Kiến trúc xanh Việt Nam lần thứ 4 được phát động từ tháng 10/2017. Giải thưởng sẽ được trao vào dịp chào mừng Kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Đô thị sinh thái chính là mục tiêu phát triển lâu dài của thế giới. Việt Nam cần nhanh chóng lồng ghép, thống nhất các chương trình tiết kiệm năng lượng, công trình xanh, quy hoạch đô thị, chiến lược phát triển… để đạt được các tiêu chí thành phố xanh, nâng tầm lên tới mức sinh thái nhằm hoàn thiện các yếu tố bền vững cho phát triển kinh tế, giữ gìn tài nguyên, môi trường cho các thế hệ tương lai.
Để các ý kiến thảo luận về vật liệu xanh được sáng tỏ hơn, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phát triển khóa đào tạo mới: Đóng góp của Vật liệu trong công trình xanh.